Trong văn bản gửi đi, Bộ Công thương cho biết, căn cứ bối cảnh trong nước và ngoài nước, xét mục tiêu giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong thời điểm khó khăn nhất đã đạt được, trên cơ sở các số liệu mới nhất về cung - cầu gạo trong nước trước khi bước vào vụ Hè Thu, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ từ 1/5/2020 cho dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo quy định tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ Công thương đề xuất cho xuất khẩu gạo bình thường từ 1/5/2020
Cũng từ thời điểm này, Bộ Công thương đề xuất cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Để duy trì, đảm bảo an ninh lương thực trong trạng thái bình thường mới hiện nay, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu điều hành xuất khẩu gạo tại Nghị định 107, Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không).
Huỷ 53.321 tấn gạo của hạn ngạch tháng 4
Cũng trong hôm nay, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi các DN xuất khẩu gạo cho biết, theo thống kê cùa cơ quạn hải quan dển 9h ngày 27/4/2020, lượng gạo cùa các tờ khai bị hủy là 53.321 tấn và tiếp tục được cập nhật đến 00h00’ ngày 28/4/2020.
Theo Quyết định số 1106/QĐ-BCT ngày 10/4/2020 của Bộ trường Bộ Công Thương, lượng hàng hóa không xuất khẩu sẽ được cộng trở lại số lượng hạn ngạch gạo được phép xuất khẩu trong thảng 4/2020.
Tổn cục Hải quan yêu cầu, các DN thực hiện việc dăng ký tờ khai hải quan đối với lượng hạn ngạch xuất khẩu gạo được hồi lại của tháng 4/2020 từ các tờ khai bị hủy nêu trên từ 00h00’ ngày 28/4/2020.
Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan, Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Biên phòng, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an, Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ để phòng ngừa, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu gạo qua biên giới.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đôn đốc các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc tuân thủ quy định tại Điều 12 của Nghị định số 107 về việc thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó và cam kết sẽ cung cấp ngay ra thị trường trong nước nếu được Chính phủ yêu cầu. Đồng thời đề nghị 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất ký thỏa thuận với ít nhất là 1 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu.
Trường hợp thương nhân không thực hiện việc duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định, hoặc không thực hiện cam kết theo thỏa thuận đã ký, hoặc khai báo không trung thực, đã được nhắc nhở nhưng không khắc phục, Bộ Công Thương xin Thủ tướng cho phép thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân đó.
Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Công thương đề nghị chủ động chỉ đạo các Sở Công Thương trên địa bàn tăng cường công tác đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn, đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm đẩy mạnh công tác sản xuất nông nghiệp, đảm bảo đáp ứng đủ nguồn cung thóc gạo phục vụ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2827/VPCP, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1152/QĐ-TTg thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với một số cơ quan có liên quan để cập nhật tình hình sản xuất, xuất khẩu, tồn kho thóc gạo và ý kiến đề xuất (nếu có) về phương án điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5/2020 và thời gian tới.
Tại cuộc họp với Đoàn kiểm tra liên ngành hôm 22/4, các tỉnh, hiệp hội và DN đều khẳng định vụ Đông Xuân tại khu vực ĐBSCL được mùa, số liệu về sản lượng nhìn chung không có sự thay đổi so với đánh giá tại cuộc họp ngày 26/3/2020.
Do giãn tiến độ xuất khẩu từ ngày 24/3 đến ngày 10/4/2020 nên lượng thóc - gạo còn tồn tại kho của các thương nhân tại các tỉnh/thành phố là khá lớn.
Riêng trong kho của các hội viên VFA, theo Chủ tịch VFA, tính đến ngày 18/4, ước tính vào khoảng 1,945 triệu tấn gạo, trong khi lượng gạo đã ký hợp đồng giao đến cuối tháng 6 là 1,712 triệu tấn.
Cho rằng an ninh lương thực vào thời điểm này không còn là vấn đề đáng lo ngại như thời điểm cuối tháng 3, các tỉnh và các DN thống nhất kiến nghị cho tăng thêm lượng hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5 (khoảng từ 600 đến 650 nghìn tấn), hoặc cho phép xuất khẩu gạo trở lại bình thường theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Một số ý kiến thắc mắc về quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo vào ngày 23/3/2020, sau đó cho xuất khẩu trở lại nhưng áp dụng hạn ngạch từ ngày 10/4/2020.
Nhiều ý kiến khác đề nghị có biện pháp để giải phóng nhanh lượng gạo đang tồn tại các cảng do không đăng ký được tờ khai xuất khẩu theo hạn ngạch, đồng thời đề nghị Hải quan đẩy nhanh tốc độ thông quan mặt hàng gạo để giảm thiểu chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu tàu cho thương nhân.