TP.Hồ Chí Minh triển khai mạnh mẽ Đề án 06 và chuyển đổi số quốc gia: Bước tiến lớn trong cải cách hành chính vì người dân, doanh nghiệp:

Bài 7: Luật Căn cước với nhiều điểm mới được mong đợi

Thứ Sáu, 17/05/2024 13:13  | Ngọc Anh

|

(CATP) Luật Căn cước (CC) được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024. Luật có nhiều điểm mới, bám sát một cách thiết thực với đời sống người dân như: cấp thẻ CC cho công dân (CD) dưới 14 tuổi khi có nhu cầu; cấp giấy chứng nhận căn cước (GCNCC) cho người gốc Việt Nam (VN) chưa xác định được quốc tịch (QT) đang sinh sống liên tục từ 6 tháng tại VN; cấp căn cước điện tử (CCĐT) cho người dân; tích hợp vào thẻ CC nhiều loại giấy tờ như: thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), giấy phép lái xe (GPLX), giấy khai sinh (GKS), giấy chứng nhận kết hôn...

Không gây nhiều xáo trộn

sau ngày 01/7/2024, thẻ căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật CC có hiệu lực thi hành với giá trị sử dụng (SD) đến hết thời hạn được in trên thẻ; chứng minh nhân dân (CMND) còn hạn SD đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị SD đến hết ngày 31/12/2024. Trường hợp thẻ CCCD, CMND hết hạn SD từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị SD đến hết ngày 30/6/2024. Người dân không phải đi làm thẻ CC theo mẫu mới, mà có thể SD thẻ CCCD, CMND đến hết thời hạn giá trị SD quy định như trên.

Đối với CD đang sử dụng CMND còn hạn SD đến sau ngày 31/12/2024 thì đề nghị người dân đến cơ quan quản lý CC để cấp sang thẻ CC sử dụng từ ngày 01/01/2025. Đối với CD sử dụng thẻ CCCD còn thời hạn được in trên thẻ thì tiếp tục SD và có thể đổi sang cấp thẻ CC theo nhu cầu.

Theo Luật CC, thẻ CCCD được đổi thành thẻ CC. Tuy nhiên, việc đổi tên thẻ không phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân hoặc chi ngân sách nhà nước. Việc thay đổi từ mẫu thẻ CCCD thành thẻ CC là để phù hợp với tên gọi Luật CC, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Việc đổi tên thẻ thành thẻ CC còn để bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế; bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, công nhận giấy tờ về CC giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung luật khi VN có ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để SD thẻ CC thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia.

Công an TPHCM cấp căn cước công dân cho người dân

Những thông tin sinh trắc học nào bắt buộc người dân phải thu thập: thông tin sinh trắc học về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt được thu thập, cập nhật khi CD thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ CC. Dữ liệu về mống mắt có khả năng chính xác cao, rất phù hợp với xu hướng chuyển đổi số (CĐS) trên thế giới và VN hiện nay khi các giao dịch điện tử được mở rộng, khi mà các thiết bị thông minh (di động, app điện tử) đều được trang bị camera thông minh, tránh các trường hợp giả mạo khuôn mặt, video giả mạo...

Việc thu thập thông tin sinh trắc mống mắt thông qua các thiết bị chuyên dụng được cơ quan công an (CA) triển khai thực hiện khi CD làm thủ tục cấp CC (các tiêu chuẩn về thiết bị, bảo mật dữ liệu, mã hóa và lưu trữ, khai thác SD) nên việc thu thập mống mắt bảo đảm an toàn sức khỏe, dữ liệu bảo mật. Ngoài thông tin sinh trắc học bắt buộc phải cung cấp là ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, thì thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi CD tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý CC để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu (CSDL) CC.

Mở rộng đối tượng được cấp căn cước, giấy chứng nhận căn cước

luật CC quy định công dân VN dưới 14 tuổi được cấp thẻ CC theo nhu cầu, phù hợp với quy định pháp luật về xuất nhập cảnh (hiện vẫn đang thực hiện cấp hộ chiếu, thị thực cho trẻ em mới khai sinh, có chụp ảnh khuôn mặt) và các quy định pháp luật khác liên quan, đồng thời phù hợp với pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Qua đó góp phần giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính (TTHC), phát huy được giá trị của việc khai thác, SD Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC), Cơ sở dữ liệu (CSDL) CCCD và tiện ích của thẻ CC, tài khoản định danh điện tử (TKĐDĐT); nhất là trong việc xác thực thông tin cá nhân; thực hiện công tác thống kê, phân tích, dự báo, thiết lập bản đồ số dân cư; giảm chi phí trong thực hiện công tác CĐS; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho CD tham gia được các giao dịch dân sự, nhất là những giao dịch thiết yếu phục vụ cuộc sống.

Theo Luật CC, người gốc VN chưa xác định được QT mà đang sinh sống liên tục từ 6 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã sẽ được cấp GCNCC. Người gốc VN chưa xác định được QT được xác định trên căn cứ có cùng dòng máu về trực hệ với người từng có quốc tịch VN được xác định theo nguyên tắc huyết thống. Giấy chứng nhận căn cước cấp cho người gốc VN chưa xác định được QT có giá trị chứng minh về CC để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ VN.

Hướng dẫn người dân làm căn cước công dân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân SD số định danh cá nhân trên GCNCC để kiểm tra thông tin của người được cấp GCNCC trong CSDLQG về DC, CSDL quốc gia khác và CSDL chuyên ngành theo quy định pháp luật. Khi người gốc VN chưa xác định được QT phải xuất trình GCNCC theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người gốc VN chưa xác định được QT xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được chứng nhận trong GCNCC, trừ trường hợp thông tin của người đó đã được thay đổi hoặc thông tin trong GCNCC không thống nhất với thông tin trong CSDLQG về DC. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp GCNCC theo quy định pháp luật.

Để được cấp GCNCC, người gốc VN chưa xác định được QT cần liên hệ CA cấp huyện nơi người đó sinh sống để cung cấp các trường thông tin theo yêu cầu của phiếu thu thập thông tin dân cư và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bản thân, gia đình; hoàn thiện các hồ sơ chứng minh đang sinh sống liên tục từ 6 tháng trở lên tại VN; liên hệ CA cấp huyện để được thu thập các thông tin sinh trắc học vân tay và hình ảnh.

Cấp căn cước điện tử cho người dân

điều 31 Luật CC quy định mỗi công dân VN được cấp 1 CCĐT. Căn cước CD điện tử là CC của công dân VN thể hiện thông qua TKĐDĐT do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về CC và thông tin khác đã được tích hợp vào CCĐT của người được cấp CCĐT để thực hiện TTHC, dịch vụ công (DVC), các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của CD. Việc sử dụng CCĐT thông qua truy cập vào TKĐDĐT mức độ 2 của CD có giá trị tương đương như SD thẻ CC trong thực hiện TTHC, DVC, các giao dịch và hoạt động khác.

Đối với công dân VN đã có TKĐDĐT mức độ 2 thì cơ quan quản lý CC - Bộ CA có trách nhiệm tạo lập CCĐT cho CD đó và thông báo cho CD thông qua ứng dụng định danh quốc gia. Đối với trường hợp CD đã được cấp thẻ CC/thẻ CCCD (trước đây) thì CCĐT được cấp cùng với việc cấp TKĐDĐT mức độ 2 cho công dân VN. Đối với trường hợp CD chưa được cấp thẻ CC thì thực hiện đề nghị cấp TKĐDĐT đồng thời với việc thực hiện thủ tục cấp thẻ CC.

Theo Luật CC, chíp điện tử của CC được tích hợp các loại giấy tờ như: thông tin thẻ BHYT, sổ BHXH, GPLX, GKS, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp. Việc SD các thông tin đã được tích hợp vào thẻ CC có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc SD các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện TTHC, DVC, các giao dịch và hoạt động khác. Qua đó, giúp giảm giấy tờ cho người dân, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện CĐS, cải cách TTHC...

Bài 6: Tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06 phục vụ chuyển đổi số quốc gia
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang