TPHCM triển khai mạnh mẽ Đề án 06 và chuyển đổi số quốc gia: Bước tiến lớn trong cải cách hành chính vì người dân, doanh nghiệp:

Bài 6: Tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06 phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Thứ Sáu, 10/05/2024 14:47

|

(CATP) Trong bối cảnh nước ta đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát phát triển ứng dụng về dân cư, định danh cá nhân (ĐDCN) và xác thực điện tử đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đây là một trong những dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước đến nay có ý nghĩa quan trọng khi đi vào thực hiện.

Tạo nền tảng cho công tác quản lý hành chính theo hướng hiện đại

Các tổ chức, cá nhân được hưởng những tiện ích tốt nhất thông qua các dịch vụ (DV) hành chính công, an sinh xã hội và tiếp cận các DV thương mại thông qua định danh điện tử (ĐDĐT). Thủ tục hành chính (TTHC), giao dịch tài chính được cải cách, đơn giản hóa và đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) phục vụ nhân dân.

Việc triển khai Đề án 06 có ý nghĩa rất lớn giúp thay đổi phương thức quản lý công dân (CD) từ thủ công, sử dụng (SD) giấy tờ sang hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý toàn dân thông qua mã ĐDCN; qua đó góp phần khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chính xác trong quản lý thông tin cơ bản của CD giữa các bộ, ngành, địa phương. Qua đó, tiết kiệm thời gian, công sức, cơ sở vật chất trong xây dựng, vận hành các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng quan trọng để triển khai các DVCTT phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN). Góp phần cải cách TTHC, giảm phiền hà, sách nhiễu, tiếp xúc với nhân dân, DN, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng. Thúc đẩy quản trị quốc gia bằng kỹ thuật số, quản trị thông minh.

Công an TPHCM thực hiện cấp căn cước công dân cho người dân

Dịch vụ hành chính công và DVCTT là những DV liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật và cũng là DV hành chính của cơ quan nhà nước phục vụ CD, tổ chức trên môi trường mạng. Hiện nay, DVCTT đã triển khai 25 dịch vụ công (DVC) thiết yếu và triển khai tích hợp các giấy tờ CD qua thẻ căn cước công dân (CCCD) và ứng dụng VNeID, trong đó tích hợp thông tin bảo hiểm y tế (BHYT), giấy đăng ký xe (ĐKX), giấy phép lái xe (GPLX), thẻ ngân hàng (NH)..., từ đó tạo thuận lợi cho người dân trong các giao dịch. Vì thế, khi tổ chức, cá nhân tham gia DVCTT mức độ 3, 4 về lĩnh vực cư trú, cấp CCCD nói riêng và các DVCTT khác nói chung sẽ nhận được các lợi ích: thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ trong ngày tại tất cả địa điểm kết nối internet; tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn giản thủ tục giấy tờ; theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến, thời hạn giải quyết, trả kết quả, bảo đảm công khai, minh bạch.

Khi hệ thống định danh và xác thực điện tử (HTĐD và XTĐT) được đưa vào sử dụng (SD) sẽ là nền tảng để phát triển hệ sinh thái số trong thực hiện TTHC, cung cấp DVCTT gắn kết với CĐS trong hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD), bảo đảm thông tin, dữ liệu (DL) điện tử chỉ cần cung cấp, số hóa một lần. Người dân và DN được cung cấp tài khoản (TK) ĐDĐT để phục vụ các giao dịch trên môi trường điện tử, thanh toán điện tử gắn với hệ sinh thái các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, sử dụng chữ ký số, hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử... tạo điều kiện cho người dân và DN trong quá trình hoạt động SX-KD. Với các tổ chức tài chính, NH, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử... kết nối, SD các ứng dụng của HTĐD và XTĐT thì các TK người dùng đều được xác thực bảo đảm đúng với danh tính từng CD, tạo sự minh bạch, góp phần trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, gian lận, lừa đảo trên không gian mạng.

Đề án 06 góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia

Trước đó, ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc CĐS quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt Đề án 06), hướng tới 5 nhóm tiện ích cốt lõi:

Tận tình hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho người dân

Một là, Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết TTHC và cung cấp DVCTT: Đề án đề ra mục tiêu cung cấp các DVCTT thiết yếu (tối thiểu 25 DV thiết yếu thuộc lĩnh vực cư trú, hộ tịch, BHXH, giáo dục, y tế, đất đai, lao động...) để người dân, DN trên cơ sở SD xác thực, chia sẻ bằng CSDLQGVDC để cắt giảm, đơn giản hóa TTHC.

Hai là, Nhóm tiện ích phục vụ phát triển KT-XH: Nghiên cứu, triển khai việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ CCCD đối với các lĩnh vực tài chính, NH và một số lĩnh vực phát triển KT-XH khác. Tích hợp, phát triển ứng dụng trên nền tảng HTĐD và XTĐT với các ứng dụng cốt lõi: ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước... lên ứng dụng VNeID, mã QR của thẻ CCCD gắn chíp điện tử. Phát triển, hoàn thiện đồng thời triển khai hiệu quả ứng dụng di động CD số từ VNeID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ y tế, bảo hiểm, GPLX, thẻ NH, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm...

Ba là, Nhóm tiện ích phục vụ CD số: Hiện nay, CD có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như: CCCD, thẻ BHYT, BHXH, GPLX, giấy ĐKX, các loại bằng cấp, chứng chỉ... Nhằm tạo điều kiện cho CD, đề án đặt ra mục tiêu xác thực 100% các thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNeID hoặc qua thẻ CCCD gắn chíp điện tử (thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, GPLX, ĐKX...) từng bước thay thế các giấy tờ của CD trong một số giao dịch theo quy định pháp luật. Cung cấp các DVC, DV thương mại phục vụ tiện ích số của CD trên ứng dụng VNeID như: DV cư trú, CCCD, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các DV khác.

Bốn là, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu DLDC: Triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa CSDLQGVDC với các CSDL quốc gia khác, CSDL chuyên ngành đã có như: CSDL giáo dục, CSDL doanh nghiệp, CSDL thuế... bảo đảm giải quyết các thủ tục phục vụ CD chính xác, thuận lợi.

Năm là, phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp: Trên CSDLQGVDC và các thông tin đã được tích hợp, SD ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin phục vụ việc điều hành của Chính phủ, Thủ tướng, hoạch định chính sách KT-XH.

Khi triển khai thực hiện Đề án 06, người dân và DN sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Đặc biệt, khi HTĐD và XTĐT được đưa vào SD sẽ là nền tảng để phát triển hệ sinh thái số trong thực hiện TTHC, cung cấp DVCTT gắn kết với CĐS trong hoạt động SX-KD bảo đảm thông tin, DL điện tử chỉ cần cung cấp, số hóa một lần.

Người dân và DN được cung cấp tài khoản ĐDĐT để phục vụ các giao dịch trên môi trường điện tử, thanh toán điện tử gắn với hệ sinh thái các CSDL quốc gia, SD chữ ký số, hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử... tạo điều kiện cho người dân, DN trong quá trình hoạt động SX-KD. Với các tổ chức tài chính, NH, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử... kết nối, SD các ứng dụng của HTĐD và XTĐT thì các TK người dùng đều được xác thực bảo đảm đúng với danh tính của từng CD, tạo sự minh bạch, góp phần trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, gian lận, lừa đảo trên không gian mạng...

Tinh thần chính của Đề án 06 là tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc và quyền lợi của người dân, lấy người dân và DN làm trung tâm.

Bài 5: Quận 10 áp dụng linh hoạt, hiệu quả Đề án 06 vào thực tế địa phương
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang