HĐND TPHCM khoá VIII:

Kiểm tra lại thẩm phán một ngày tạm đỉnh chỉ 7-8 án dân sự

Thứ Năm, 30/07/2015 12:46  | Linh Vũ

|

(CAO) Sáng 30-7-2015, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 18 Hội đồng Nhân dân khoá VIII, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến về vấn đề án tồn, án tạm đình chỉ và việc bệnh thành tích trong giải quyết án của các thẩm phán.

Đại biểu Phạm Văn Bá nêu ý kiến - Ảnh: Linh Vũ

Đại biểu Phạm Văn Bá nêu ý kiến: “Việc thụ lý án tồn hằng năm điều tăng, giải quyết án không đảm chỉ tiêu đề ra, án tạm đình chỉ và án tuyên không rõ còn khá nhiều. Đề nghị TAND TP, toà án quận, huyện có biện pháp giải quyết án quá hạn, án tạm đình chỉ vì có những vụ kéo dài trên 10 năm vẫn chưa giải quyết xong”.

Tiếp theo ý này, đại biểu Cao Thanh Bình nêu vấn đề: “Nhiều thẩm phán hết nhiệm kỳ nhưng chưa được bổ nhiệm lại khiến nhiều đơn thưa khiếu nại chưa giải quyết, chậm giải quyết, nhiều bản án bị huỷ do lỗi chủ quan, khách quan của thẩm phán như thế nào?”
Bà Ung Thị Xuân Hương trả lời chất vấn - Ảnh: Linh Vũ

Trả lời vấn đề này, bà Ung Thị Xuân Hương - Chánh án TAND TPHCM cho biết: “Tỷ lệ án tồn năm sau tăng hơn năm trước 10%. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tỷ lệ giải quyết án hằng năm chuyển biến tích cực. Án tạm đình chỉ còn nhiều, án giải quyết thấp có hai nguyên nhân. Về khách quan do nhiều vụ án phức tạp, pháp luật chưa rõ ràng cần nghiên cứu kỹ hơn nên chưa xét xử được. Về nguyên nhân chủ quan, do trình độ các thẩm phán không đồng đều, một số chưa làm đúng trách nhiệm. Lãnh đạo toà án chưa quyết liệt chấn chỉnh để xử lý thẩm phán vi phạm do lỗi chủ quan.

Trước mắt sẽ tiến hành đôn đốc, nhắc nhở các thẩm phán có án chưa hoàn thành do lỗi chủ quan... thẩm phán phải báo cáo danh sách các án chưa hoàn thành để có hướng dẫn nghiệp vụ, sau đó đưa ra kế hoạch xét xử, nếu không được sẽ có chế độ chế tài. Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ thẩm phán vì nếu tư tưởng không vững vàng, biểu hiện lệch lạc thì rất dễ phát sinh tiêu cực.

Về việc nhiều thẩm phán hết nhiệm kỳ chưa được bổ nhiệm có nhiều lý do như: thay đổi thẩm quyền bổ nhiệm, do trình độ năng lực, áp lực công việc, năm nào cũng có thẩm phấm không dc tái bổ nhiệm vì án để lại nhiều. Hiện, TPHCM hiện đang thiếu nhiều thẩm phán (mỗi quận, huyện thiếu gần 100 thẩm phán, trung bình toàn thành phố thiếu 80 thẩm phán). Trong 6 tháng đầu năm, mỗi thẩm phán giải quyết 14,7 vụ/1 tháng, chỉ tiêu Toà án tối cao là 4 vụ/tháng. Trong 4-2015, có 31 thẩm phán được bổ nhiệm cho 6 tháng cuối năm để giải quyết án tồn, án tạm đình chỉ”.

Đại biểu Trần Trọng Dũng đặt câu hỏi - Ảnh: Linh Vũ

Tiếp đó, đại biểu Trần Trọng Dũng đặt ra 2 câu hỏi: “Giải pháp để thống nhất trong việc giải quyết án tạm đình chỉ và mở lại xét xử như thế nào? Tại toà án Q.Bình Tân, tính đến 31-3-2015 thì có 58 án tạm đình chỉ rơi vào tháng 8, 9 năm 2014, cá biệt là có trường hợp một thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ 7-8 vụ trong một ngày, thời gian thụ lý các vụ án này từ 1-4 năm (2010-2013). Đề nghị Chánh án Q.Bình Tân trả lời về việc có phải thẩm phán đang chạy theo bệnh thành tích?”.

Về câu hỏi “giải pháp để thống nhất trong việc giải quyết án tạm đình chỉ và mở lại xét xử”, bà Ung Thị Xuân Hương cho biết hiện không có quy định giải quyết việc này, TP sẽ nghiên cứu và đề xuất.

Ông Lê Quang Phong - Phó Chánh án Toà án Nhân dân Q.Bình Tân trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Trong Dũng: “Về nguyên tắc quận tạm đình chỉ là đúng. Do áp lực nên ai cũng muốn giải quyết vụ án”.

Bà Ung Thị Xuân Hương đề nghị kiểm tra toà án nhân dân Q. Bình Tân. Sau khi có kết luận kiểm tra nếu có gì chưa rõ sẽ tái kiểm tra lại.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TPHCM phát biểu - Ảnh: Linh Vũ

Kết thúc phiên chất vấn Toà án Nhân dân TPPHCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TPHCM kết luận: “Tỷ lệ án đưa ra xét xử thấp. Án tạm đình chỉ nhiều, đạt hiệu quả chưa cao. Án bị huỷ do nhiều lỗi chủ quan, khách quan. Bản án được tuyên không rõ, khó cho công tác thi hành án. TAND TPHCM cần tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao trách nhiệm thẩm phám, chủ động để xuất tăng cường nhân sự; kịp thời báo cáo với UBND TP để có sự phối hợp đồng bộ để giải quyết; TAND TP kiểm tra lại một số phản ánh, đề xuất để được chỉ đạo để đôn đốc, giải quyết dứt điểm kiến nghị của ban pháp chế”.

Bình luận (0)

Lên đầu trang