Chứng minh tham nhũng khó, nhưng không phải không làm được

Thứ Hai, 04/11/2019 14:43

|

(CAO) Xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng là rất tốt nhưng sẽ là tốt hơn nếu chúng ta có những biện pháp phòng ngừa từ xa, từ gốc rễ vấn đề có thể nảy sinh tham nhũng, đó mới là giải pháp căn cơ.

Chấn chỉnh sai phạm từ khi còn là "nguy cơ"

Cho ý kiến về báo cáo công tác phòng chống tội phạm và báo cáo của các cơ quan tư pháp trong phiên họp Quốc hội hôm nay (4-11), đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nhận định, việc thời gian qua nhiều vụ án tham nhũng lớn được điều tra, khám phá và đưa ra truy tố, xét xử đã đáp ứng được công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Đáng chú ý, một số vụ án tham nhũng đã được cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được hành vi đưa và nhận hối lộ để xử lý nghiêm minh như vụ Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn với số tiền lên tới hàng triệu USD.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa phát biểu thảo luận

“Lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp Việt Nam các bị cáo trong một vụ án thừa nhận hành vi nhận hối lộ với số tiền lớn đến như vậy” - bà Hoa nhìn nhận và cho rằng điều này cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng trong việc đấu tranh, thuyết phục để các bị cáo thừa nhận hành vi.

Tuy nhiên, đại biểu Hoa chỉ ra, thực tế vẫn còn nhiều vụ án lớn mà dư luận nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được hành vi đưa và nhận hối lộ nên phải xử lý bằng các tội danh khác.

“Việc chứng minh này là rất khó vì các đối tượng thường tìm mọi cách che giấu hành vi, đa phần chỉ chứng minh qua phạm tội quả tang mà khó chứng minh qua án truy xét. Tuy nhiên, tôi cho rằng khó nhưng không phải là không làm được” – đại biểu Hoa nêu quan điểm.

Liên hệ vụ án Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam và các đồng bọn trong quá trình bị điều tra về các tội như đánh bạc, tổ chức đánh bạc, rửa tiền, bà Hoa cho rằng vẫn có thể khởi tố về hành vi đưa hối lộ.

“Việc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ ra quyết định đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ do được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước khiến lời khai về việc đưa hối lộ vẫn còn đó” - bà Hoa nói.

“Dư luận cũng băn khoăn đặt câu hỏi phải chăng hành vi đưa và nhận hối lộ khó chứng minh hay còn có nguyên nhân chủ quan nào khác?” - bà Hoa phản ánh và đề nghị trong thời gian tới, cơ quan tiến hành tố tụng cần đẩy nhanh tiến độ giải quyết giai đoạn 2 của vụ án này để làm rõ hành vi đưa và nhận hối lộ.

Đồng tình với kiến nghị của Uỷ ban Tư pháp đề nghị Chính phủ giao Tổng Thanh tra Chính phủ tổng kết, đánh giá, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những bài học về quản lý kinh tế - xã hội, quản lý cán bộ để đề ra giải pháp khắc phục, phòng ngừa tham nhũng trong thời gian tới, bà Hoa lưu ý công tác thanh tra, kiểm tra phải tiến hành thường xuyên và chấn chỉnh ngay những sai phạm khi đang còn ở trong giai đoạn nguy cơ, không để đến khi sự việc xảy ra nghiêm trọng mới phát hiện và xử lý.

“Xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng là rất tốt nhưng sẽ là tốt hơn nếu chúng ta có những biện pháp phòng ngừa từ xa, từ gốc rễ vấn đề có thể nảy sinh tham nhũng, đó mới là giải pháp căn cơ” - đại biểu Hoa chốt lại.

Tạm giữ trên 3.000 tỷ đồng, ngăn chặn chuyển nhượng tài sản khoảng 1.000 tỷ đồng

Trước đó, báo cáo Quốc hội về công tác đấu tranh, xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế, Viện Viện KSNDTC Lê Minh Trí cho biết, cơ quan này tiếp tục chỉ đạo sâu sát, quyết liệt việc khởi tố, điều tra và áp dụng các biện pháp nhằm nâng tỷ lệ thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế.

Viện trưởng Viện KSNDTC Lê Minh Trí báo cáo công tác ngành

VKSND tối cao tiếp tục thực hiện nghiêm và hiệu quả những nhiệm vụ, yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Kết thúc điều tra 25 vụ/100 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 14 vụ/72 bị can, vượt kế hoạch 18,2%; tích cực yêu cầu và áp dụng nhiều biện pháp tổ tụng tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản giá trị trên 20.000 tỷ đồng.

Trong số này đã tạm giữ trên 3.000 tỷ đồng; ngăn chặn việc chuyển nhượng tài sản giá trị khoảng gần 1.000 tỷ đồng; ngăn chận giao địch tài khoản ngân hàng với số dư tài khoản ưên 40 tỷ đồng và 1.130.504 cổ phiếu; phong tỏa tài sản có giá trị tương dương 14,474 triệu USD; vận động gia đình bị can tự nguyện nộp gần 20 tỳ đồng,...

Phối hợp với TAND tối cao chỉ đạo, kịp thời đưa ra xét xử sơ thẩm 12 vụ/74 bị cáo; kiên quyết kháng nghị bản án thiếu khách quan, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Viện trường VKSND tối cao đã ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm số 05/QĐ-VKSTC-V7 ngày 09/7/2019 dối với Bản án sô 712/2018/HSPT ngày 25/12/2018 của TAND cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh xét xử vụ án Phạm Công Danh về tội “Cố ý làm trái quy định cúa Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” về phần quyết dịnh hinh phạt và thu hồi tài sản.

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục thu được những kết quả tích cực; tiến độ điều tra, truy tố đều tăng; chất lượng điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm, không có vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, không để xảy ra các trường hợp oan, sai; tỷ lệ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tăng 7,4%.

Đã thu hồi hơn 37.108 tỳ đồng qua giải quyết các vụ ản tham nhũng, kinh tế đạt 52,6% về số tiền, tăng 7,4% (tồng tài sản tham nhũng, kinh tế bị thiệt hại, chiếm đoạt trong kỳ là 70.591 tỷ đồng). Riêng số tiền thu hồi tài sản qua giải quyết các vụ án tham nhũng đạt 25,6%, tăng 5,6%.

Bình luận (0)

Lên đầu trang