Phật giáo đồng hành với sự phát triển bền vững toàn cầu

Thứ Hai, 13/05/2019 12:58  | Mai Loan

|

(CAO) Hội thảo khoa học quốc tế thu hút hơn 1.600 đại biểu khách quốc tế đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngày làm việc thứ hai (13-5), tại tầng hầm Điện Tam Thế thuộc Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam, Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2019 đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế bằng tiếng Anh với chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” (Buddhist Approach to Global Leadership and Shared Responsibilities for Sustainable Societies).

Hội thảo thu hút hơn 1.600 đại biểu khách quốc tế đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các vị nguyên thủ quốc gia, các nhà Lãnh đạo Phật giáo quốc tế, chư vị giáo sư, tiến sĩ và đông đảo quý đại biểu, khách quý tham dự.

Gắn liền với chủ trương của Liên Hợp Quốc và mối quan tâm của quốc gia tổ chức, các chuyên đề Hội thảo Phật giáo thế giới và tuyên bố Hà Nội, Ninh Bình và Hà Nam là sự đóng góp của Phật giáo vào kho tàng tri thức nhân loại, đồng thời đóng góp vào giải pháp về các vấn đề đời sống xã hội toàn cầu.

Ngày nay, thế giới có quá nhiều biến đổi lớn nên cụm từ “Phát triển Bền vững và Lãnh đạo Toàn cầu” không còn mang ý nghĩa riêng biệt diễn đạt các tình huống hỗn loạn nhất thời nữa.

Phật pháp nhấn mạnh đến việc thấu hiểu kinh Phật khi xử lý các vấn đề chúng ta phải đối mặt, tìm hiểu đặc điểm và bối cảnh thay đổi trong thời hiện tại cần phải nhận thức triết lý Phật giáo cũng như tập trung vào việc cung cấp sự thấu hiểu xuyên suốt và tích cực thay đổi làm sáng tỏ bản chất trong cách tiếp cận của nhà Phật.

Các đại biểu tại hội thảo 

Chủ đề của Hội thảo quốc tế Vesak LHQ 2019 là: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” (Buddhist Approach to Global Leadership and Shared Responsibilities for Sustainable Societies). BTC đã chia năm diễn đàn của hội thảo quốc tế bằng tiếng anh bao gồm:

Diễn đàn 1: Mindful Leadership for Sustainable Peace (Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững)

Diễn đàn 2: Buddhist Approach to Harmonious Families Healthcare and Sustainable Societies (Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững)

Diễn đàn 3: Buddhist Approach to Global Educations in Ethics (Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu)

Diễn đàn 4: The Fourth Industrial Revolution and Buddhism (Phật giáo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư)

Diễn đàn 5: Buddhist Approach to Responsible Consumption and Sustainable Development (Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững).

Các đại biểu tham luận tại hội thảo về các tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu

Ở mỗi diễn diễn đàn, Ban tổ chức Hội thảo thỉnh mời các chư vị Phó Giáo sư, Giáo sư, Tiến sĩ điều phối chính như: Most Ven. Dr. Dharmaratana (France), Prof. Le Manh That (Vietnam), Bhante Chao Chu (USA), Most Ven. Dr. Thich Tam Duc (Vietnam), Most Ven. Dr. Thich Nhat Tu (Vietnam), Most Ven. Dr. Khy Sovanratana (Cambodia), Most Ven. Dr. Thich Duc Thien (Vietnam), Most Ven. Dr. Hansa (Thailand), Prof. Dr. Duong Ngoc Dung (Vietnam), Mr. Egil Lothe (Norway), Prof. Dr. Labh Baidyanath (India), Most Ven. Thich Duc Tuan (USA), Rev. John Scorsine (USA), to be confirmed, Manh Dat Nguyen (USA), Prof. David Blundell (USA), Bhikkhuni Dr. Lieu Phap (Vietnam), Bhikkhuni Dr. Phung Lien (Vietnam), Rev. Dhamma Rathana Thera (Sri Lanka), Dr. Tran Tien Khanh (USA), Rev. Tenkei Coppens (Netherlands), Most Ven. Thich Minh Thien (USA), Bhikkhu Thich Dong Tam (Vietnam),…

Đã có hơn 100 bài tham luận được trình bày trực tiếp tại 20 diễn đàn trước các nhà nghiên cứu, học giả về chủ đề chính của Đại lễ vesak LHQ 2019. Với rất nhiều câu hỏi vấn đáp và phần thảo luận sôi nổi, Hội thảo quốc tế đã đi đến thống nhất một số giải pháp để giải quyết và hướng đến vấn đề cho “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.

Với tất cả những nỗ lực của sự nhiệt tâm, đóng góp trí tuệ cá nhân và tập thể vì mục đích lợi ích của toàn nhân loại. Các vấn đề thống nhất sau cùng sẽ đi đến Tuyên bố chung-Tuyên bố Hà Nam vào ngày mai 14-5-2019, lúc diễn ra bế mạc chương trình Đại lễ Vesak LHQ 2019.

Có thể nói, Đại lễ Vesak LHQ 2019 lần thứ 3 tổ chức tại Việt Nam đã đem lại những giá trị tích cực cho toàn nhân loại. Hứa hẹn vào sự lợi ích của cá nhân và tập thể, mở ra chương mới về sự bền vững của gia đình, sự bình đẳng, hòa bình cho toàn xã hội.

Đó là tất cả những gì mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dành cả cuộc đời ưu tư, thao thức để hiến tặng trí tuệ, đạo đức cho con người và thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự khai mạc Đại lễ Vesak LHQ 2019
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang