Cụ thể hóa tiêu chuẩn cấp ủy cho phù hợp với địa phương
Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TPHCM Văn Thị Bạch Tuyết cho biết, Chỉ thị số 35 kế thừa, các nội dung còn phù hợp của Chỉ thị số 35 của khóa 12 điều chỉnh, bổ sung thành 7 nội dung, trong đó có một số điểm mới như sau: về yêu cầu Chỉ thị lần này đã cơ bản kế thừa các yêu cầu trong Chỉ thị Đại hội đảng bộ các cấp, một số nhiệm kỳ gần đây; các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, các quy định của Đảng có liên quan đồng thời tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội 14 của Đảng, Chỉ thị đặt ra 7 yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ năm 2025- 2030, trong đó bổ sung mới một yêu cầu nêu rõ chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc cần tiếp tục chấn chỉnh, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, công tác chuẩn bị nhân sự.
Quang cảnh hội nghị
Về tiêu chuẩn cấp ủy viên nhiệm kỳ năm 2025 - 2030, đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết cho biết, Chỉ thị lần này cơ bản kế thừa tiêu chuẩn nêu tại Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị khóa 12, Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Đồng thời, bổ sung, cụ thể hóa quy định về thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ được nhất thiệu ứng cử chức vụ cao hơn theo Quy định số 80 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử cụ thể cán bộ được giới thiệu để bầu tham gia cấp ủy các chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội giữ chức vụ cao hơn, nhìn chung phải có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm chức vụ tương đương ít nhất là 25 tháng, trường hợp đặc biệt có thời gian giữ chức vụ ít nhất 1 năm do cấp ủy có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ xem xét, quyết định.
Về độ tuổi tái cử và lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội gắn với tuổi công tác được kéo dài theo Nghị định số 135 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật lao động. Chỉ thị xác định những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội phải còn thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ trở lên giới thiệu tái cử cấp ủy phải còn thời gian công tác ít nhất từ nửa nhiệm kỳ 30 tháng trở lên, đồng thời bổ sung, điều chỉnh quy định về tái cử chức danh lãnh đạo chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội. Cụ thể, cán bộ tái cử cấp ủy, được tái cử các chức danh lãnh đạo chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội nhưng phải còn thời gian công tác ít nhất 18 tháng trở lên tại thời điểm bầu cử hoặc đại hội của mỗi tổ chức.
Không nhất thiết quy định những chức danh có cơ cấu cứng tham gia Ban Thường vụ
Về cơ cấu, tỷ lệ cán bộ tham gia cấp ủy và chủ trương cán bộ không là người địa phương, đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết cho biết, Chỉ thị của Bộ Chính trị quy định rõ phải đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy đối với những địa bàn, lĩnh vực quan trọng nhưng coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia.
Đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết báo cáo tại hội nghị
Bên cạnh đó, cấp ủy không nhất thiết quy định thống nhất những chức danh có cơ cấu cứng tham gia ban thường vụ. Số chức danh còn lại do cấp ủy quyết định cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình đội ngũ cán bộ, phấn đấu đổi mới không dưới 1/3 tổng số cấp ủy viên trong mỗi nhiệm kỳ; phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên là nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong Ban Thường vụ, phấn đấu tỷ lệ cán bộ trẻ từ 10% trở lên, trong đó độ tuổi cán bộ trẻ được điều chỉnh, bổ sung dưới 42 tuổi đối với cấp tỉnh, cấp huyện, 40 tuổi đối với cấp xã theo Nghị định số 135 của Chính phủ tỷ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số đảm bảo phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Cơ bản thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh không là người địa phương gắn với việc sử dụng, bố trí hài hòa nguồn cán bộ tại chỗ trong quy hoạch hoàn thành 100% ở cấp huyện, khuyến khích thực hiện ở cấp xã và các chức danh khác.
Về số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp, đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết cho biết, Chỉ thị lần này xác định số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện như nhiệm kỳ năm 2015-2020; đồng thời bổ sung quy định cụ thể hơn số lượng ban thường vụ cấp ủy cấp huyện từ 13 đồng chí, số lượng cấp ủy viên đảng bộ cấp xã không quá 15 đồng chí, ban thường vụ không quá 5, định hướng bố trí cơ cấu ban thường vụ đối với một số chức danh cụ thể và giao ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh cụ thể hóa, chỉ đạo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện xem xét, quyết định cơ cấu cụ thể cho thống nhất và phù hợp với tình hình và yêu cầu.
Về quy trình nhân sự cơ bản thực hiện theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị và Quyết định 80 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, đồng thời bổ sung để đảm bảo dân chủ, chặt chẽ trên cơ sở xác định rõ thẩm quyền của tập thể lãnh đạo trong công tác nhân sự, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Về quy trình nhân sự tái cử có 2 bước, rút đi một bước so với nhiệm kỳ trước và quy trình nhân sự lần đầu tham gia. Cấp ủy có 5 bước, trong đó bổ sung mới nội dung quy định cụ thể về nguyên tắc lựa chọn và tỷ lệ số dư ở mỗi bước, trình tự thực hiện đối với các đồng chí tái cử trước, sau đó là các đồng chí tham gia.
Về tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, yêu cầu các ban đảng Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các hướng dẫn, đồng thời giao Ban cán sự Đảng Chính phủ, các ban, cơ quan Đảng ở Trung ương sớm ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử; có chính sách cụ thể để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp ủy quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.
Sau khi Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị ban hành, Ban Tổ chức Trung ương đã xây dựng, hướng dẫn thực hiện khi lấy ý kiến các địa phương; Ban Tổ chức Trung ương cũng đã tiếp thu nhiều góp ý của TPHCM; đồng thời tạo điều kiện cho TPHCM được tăng số lượng Ủy viên Ban chấp hành từ 69 ủy viên như dự thảo lên 71 ủy viên trong nhiệm kỳ năm 2025 - 2030. Đối với TP Thủ Đức, tăng số lượng ủy viên Ban chấp hành từ 43 lên đến 45 ủy viên.