(CAO) Mã độc mới có tên CopyCat đã ảnh hưởng đến hơn 14 triệu thiết bị sử dụng hệ điều hành Android. Nó mang đến lợi nhuận hàng triệu USD doanh thu từ quảng cáo, dù nạn nhân không hề hay biết.
CopyCat thường "đóng giả" làm các ứng dụng phổ biến, sau khi được tải về thiết bị, sẽ tự tiến hành thu thập dữ liệu từ máy của nạn nhân. Nó cũng sẽ tự động vô hiệu hóa các phần mềm bảo mật, tự chèn quảng cáo, mang lại thu nhập cho kẻ phát tán.
(CAO) Theo Mashable, nhóm
hacker tuyên bố nắm trong tay quyền truy cập vào 200 triệu tài khoản email của Apple và đe dọa sẽ hủy toàn bộ nếu không nhận được "tiền chuộc".
Dù hoành hành tại châu Á, có hơn 280.000 thiết bị Android tại Mỹ cũng bị nhiễm malware này. Google đã "theo dấu" CopyCat trong 2 năm qua, nâng cấp Play Protect, đồng thời đưa ra các cảnh báo. Nhưng theo thống kê vẫn có hàng triệu lượt tải các "ứng dụng mồi".
CopyCat mang đến thu nhập khổng lồ cho các hacker
CopyCat có khả năng thay thế Referrer ID trên ứng dụng (phương thức đăng nhập vào ứng dụng) bằng một bản sao mà nó có thể "điều khiển" được. Từ đó, nó có thể tải lên bao nhiêu quảng cáo tùy thích, mang đến thu nhập khổng lồ cho các hacker, trong khi nhà phát triển ứng dụng thật sự không thu được một đồng lợi nhuận.
Theo ước tính sơ bộ chỉ trong 2 tháng, CopyCat có thể giúp hacker thu về hơn 1,5 triệu USD. Tuy chưa thu được bằng chứng cụ thể về nguồn gốc của CopyCat nhưng nhiều chuyên gia bảo mật cho rằng malware này có mối liên hệ với mạng quảng cáo MobiSummer của Trung Quốc.
CopyCat lây lan mạnh mẽ nhất trên các phiên bản Android cũ
CopyCat lây lan mạnh mẽ nhất trên các phiên bản Android cũ, do đó nếu người dùng không cập nhật hay thiết bị đang sử dụng không cập nhật được phiên bản Android mới nhất thì rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các malware khác, chứ không riêng gì CopyCat.