Những đôi guốc mộc mang hai chữ "Saigon" đi khắp thế giới
Đến làng lư đồng An Hội vào một buổi trưa nóng nực trên con hẻm nhỏ của đường Nguyễn Duy Cung, P12Q.Gò Vấp, từ xa chúng tôi đã nghe những tiếng đục đẽo, chạm khắc vang lên.
An Hội trong dĩ vãng
Đến Gò Vấp hỏi thăm đường về làng An Hội, một số người dân ngớ ra vì không hiểu. Một bác xe ôm bảo: “Bây giờ làm gì có làng lư An Hội nữa, người ta đã thay tên lâu rồi. An Hội giờ là quá khứ”.
An Hội xưa kia là địa danh nức tiếng Sài Gòn về chế tác lư đồng, có lịch sử hơn trăm năm. Từ hàng trăm nhà làm lư đồng, nay chỉ còn năm lò lớn giữ được nghề cổ xưa như: Ba Cồ, Hai Thắng, Quốc Kiển, Anh Thoại, Năm Toàn.
Một bác xe ôm bảo: “Bây giờ làm gì có làng lư An Hội nữa, người ta đã thay tên lâu rồi. An Hội giờ là quá khứ”.
Tại lò lư Quốc Kiển, chúng tôi được một người thợ dẫn đi xem toàn bộ quy trình làm ra một bộ lư đồng. Mỗi người thợ chịu trách nhiệm một khâu, cứ xong khâu này lại chuyển tiếp sang cho người khác, tạo thành một vòng nhịp nhàng, chuyên nghiệp.
Cô Yên (41 tuổi, ngụ Q12), cho biết, công đoạn đầu tiên của đắp khuôn ruột bằng đất là đổ khuôn. Nguyên liệu từ đất sét và trấu. Đất sét phải tốt, chịu được nhiệt.
Khi được hỏi về nguồn gốc đất sét, mấy người thợ đều lắc đầu, có người nói qua loa: “Đất này ông chủ mua tận Bình Dương, Đồng Nai”. Sau đổ khuôn là sửa khuôn, sành cốt, sáp... Đến công đoạn cuối cùng là bít đất giấy.
Đúc lư đồng là nghề vất vả, cần sự tỉ mỉ và có nhiều độc hại
Bà Huỳnh Thị Sum (ngụ Q.Gò Vấp), người hơn 50 năm trong nghề chia sẻ: “Tui 66 tuổi rồi, là người gốc ở làng này. Xưa kia làng lư An Hội có nhiều nhà làm nghề này lắm. Thời ấy nhộn nhịp, cả làng tấp nập người mua kẻ bán. Đâu đâu cũng đỏ lửa nung. Bây giờ chỉ còn mấy hộ. Tên làng cũng thay rồi, không mấy ai nhớ đến An Hội”.
Vừa khéo léo bít từng lớp đất sét vào lư, bà Sum kể tiếp: “Năm 13 tuổi, tui đã bắt đầu học nghề, sau hai năm thì thành thục. Mấy chục năm làm nghề, công đoạn nào cũng làm qua. Trong đó việc đắp khuôn ruột bằng đất, công đoạn sáp là mệt nhất, vì lúc nào cũng phải ngồi cạnh lò than nóng nực, mồ hôi nhễ nhại”.
Người thợ đang tiến hành sửa khuôn cho lư
Đắp khuôn xong, người ta đem phơi khô tầm 7 đến 10 ngày rồi cho vào đổ đồng. Riêng khâu này đòi hỏi thợ phải có kinh nghiệm để canh thời gian nấu rất kỹ. Đồng thau được đích thân người chủ lựa chọn kỹ càng. Thợ nấu dầu hỏa cho nóng chảy rồi khéo léo đổ vào khuôn qua hai lỗ nhỏ, được tạo dáng từ trước. Giai đoạn tiếp theo là làm nguội, sau khi đồng thau trở về dạng rắn. Thợ dỡ bỏ khuôn đất rồi xả cát, để chiếc lư đồng có những đường cong cơ bản. Sau cùng, lư đồng được chuyển đến giai đoạn hoàn thiện thành phẩm.
Nghề không đủ sống
Ông Võ Văn Trinh (61 tuổi), một trong những người thợ già nhất kể, nghề này không độc hại hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhiều lắm nhưng lương rất thấp. Người thợ trẻ tên Hoàng (20 tuổi) cho biết: “Vừa học xong cấp 3 là theo nghề này luôn, hiện lương trung bình là 3 triệu đồng/tháng”.
So với các nghề khác, nghề lư không giàu được, nên nhiều người trong làng chán, muốn bỏ nghề. Đa số nhà làm lư phải kinh doanh thêm quán phở, cà phê...
Anh Long, người chuyên sắp xếp hàng chở đi các tỉnh, cho hay người ta vẫn ưa chuộng hàng của lò lư Quốc Kiển, vì tất cả đều làm bằng thủ công và giá mềm. Mỗi bộ gồm hai đèn và một lư đồng. Giá hàng chợ 4,5 triệu đồng/bộ, hàng đặt 10 triệu đồng/bộ.
Lư đồng được xuất về các tỉnh miền Tây là chủ yếu. Anh Long vừa sắp hàng vừa chỉ cho tôi một cái lư đồng đồ sộ nằm ở góc kho: “Lư ấy 100 triệu, chỉ dành cho mấy người có tiền. Mỗi năm lò bán được vài bộ”.
Sau khi đúc các chi tiết, người thợ ráp lại thành bộ lư đồng hoàn thiện
Những người chủ lò lư chia sẻ, nghề làm lư rất vất vả, tốn thời gian. Cơ sở muốn phát triển phải có mặt bằng và so với các nghề khác không giàu được, nên nhiều người trong làng chán, muốn bỏ nghề. Đa số nhà làm lư phải kinh doanh thêm quán phở, cà phê... Lò Quốc Kiển ngoài làm lư đồng còn mở thêm dịch vụ cho thuê xe du lịch và cho thuê nhà trọ.
Giữa buổi trưa nóng nực, mồ hôi chảy thành dòng, nhưng những người thợ trong lò vẫn miệt mài và tỉ mẩn với lư đồng. Bà Sum nhẹ nhàng bảo: “Nghề này gắn bó với tôi cả cuộc đời. Ông bà, cha mẹ tôi đã sống chết với lư đồng. Giờ chỉ mong lò lư phát triển để có việc làm ổn định, đủ sống và bảo lưu nghề gia truyền được bền lâu”.
Hoàng Yến