(CAO) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức vinh danh trò chơi dân gian kéo co của Việt Nam (Campuchia, Hàn Quốc và Philippines) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lâu nay, các nhà giáo dục luôn lo ngại rằng trẻ em sống ở thành phố hình như đã không còn thích thú và không biết đến những trò chơi dân gian dành cho chính lứa tuổi thơ của mình nữa. Bởi một phần do các em bị “nhốt” suốt ngày bao quanh bốn bức tường của lớp học, của gia đình rồi thiếu diện tích sân chơi công cộng dành cho các em.
Trong một lần tình cờ, vào buổi sáng cuối tuần, tôi đi trên con đường Huỳnh Văn Nghệ (khu phố 2, P. Bửu Long, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vô tình bắt gặp một nhóm em học trường tiểu học Tân Thành (P.Bửu Bong, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) tự họp với nhau lại rồi bày ra trò chơi kéo co bên góc vỉa hè rợp bóng mát hàng cây xanh.
Hình ảnh các em cười nói vô tư, hòa mình vào trò chơi dân gian ngay giữa lòng phố. thị thật dể thương làm sao. Ngay lập tức tôi đã ghi lại khoảng khắc bất ngờ và vui nhộn này.
Được biết, ngày 02-12-2015, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức vinh danh trò chơi dân gian kéo co của Việt Nam (Campuchia, Hàn Quốc và Philippines) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dụng cụ chơi kéo co đơn giản chỉ là sợi dây thừng màu trắng dài 10m
4 bé gái chia ra thành 2 đội. 1 bé trai duy nhất vừa làm “Ban tổ chức”, “trọng tài” kiêm luôn vài trò “cổ động viên” cho hai đội nữ
Trước khi thi đấu
Hội ý sau mỗi hiệp đấu 15 phút
Chà lớp bụi vào lòng tay để kéo dây thừng không bị xước tay
Nỗi buồn khi bị thua đội kia
Thi đấu hết mình
Niềm vui chung khi có đội chiến thắng
"Ban tổ chức” trao giải nhất, nhì cho hai đội. Phần thưởng chỉ là những viên kẹo be bé