Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017. Các bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà… cũng ghi nhận số mắc giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiếu so với cảc nước trong khu vực.
Tuy vậy, trong thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân mìệng và sởi tại một số địa bàn nơi tập trung đồng dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội…
Trước tình hình dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ ở khu vực phía Nam, nhất là bệnh tay chân miệng và sởi, Bộ Y tế đã phối hợp với UBND TP.HCM phát động: “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018".
Thông qua chiến dịch truyền thông này, Bộ Y tế kêu gọi sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là sự vào cuộc của chính quyền.
Bộ Y tế đã phối hợp với UBND TP.HCM phát động: “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018".
Thông qua chiến dịch truyền thông này, Bộ Y tế kêu gọi sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là sự vào cuộc của chính quyền.
Để chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khuyến cáo người dân và cộng đồng thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Đối với bệnh sởi cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi, hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm phòng sởi.
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
Ngoài ra, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng khuyến cáo, mỗi hộ gia đình cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy, vệ sinh dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa/bình bông… Tích cực phối họp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm việc tại TP.HCM về tình hình dịch bệnh
Bộ Y tế cũng chỉ đạo 3 bệnh viện Nhi lớn nhất miền Nam cùng nhau chia tải lượng bệnh. Hiện BV Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Nhi Đồng TP đã có các động thái phân luồng bệnh nhi, tăng cường giường bệnh, thuốc men, chống quá tải và lây nhiễm chéo bệnh nhân.
Bệnh nhi gia tăng vì nhiều dịch bệnh bùng phát cùng lúc
Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo 3 bệnh viện Nhi lớn nhất miền Nam chia tải dịch bệnh đang hoành hành
Tại BV Nhi Đồng TP, các tuần qua, nhân viên y tế khoa nhiễm, từ bác sĩ, tới điều dưỡng đều tập trung cao độ cứu chữa các trẻ mắc bệnh tay chân miệng.
Trước tình hình 3 bệnh Sởi - Sốt xuất huyết- Tay chân miệng đang diễn biến phức tạp cùng lúc, Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP đã mở khu điều trị trong ngày 2 (khoảng 40 giường) dành khi các dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết khi tăng cao bất thường.
Phụ huynh các bé ở tỉnh thành xa hoặc bé mắc tay chân miệng theo dõi chuyển độ được cách ly dự phòng và theo dõi tại khu vực này cả ngày, trước khi được phân loại nhập khoa hay cho về hẹn tái khám vào trước 19 giờ hằng ngày.
Tại đây, các bé được theo dõi sát sao, có khu chờ và ăn uống cho người nhà và các bé với không gian rộng rãi, thoáng mát. Ngoài ra, Khoa được trang bị màn hình LCD phát liên tục thông tin truyền thông các bệnh dịch mới nổi, dấu hiệu nhận biết, chuyển nặng, chăm sóc và theo dõi cho thân nhân bệnh nhi tham khảo. Bệnh viện cũng tăng cường dự trữ và chuẩn bị sẵn sàng thuốc, dịch truyền, trang thiết bị, vật tư cần thiết phục vụ chống dịch bệnh tay chân miệng.
Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu cũng đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 làm việc về công tác phòng chống dịch.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã thăm hỏi, động viên đội ngũ y bác sĩ và các bệnh nhi bị sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng đang điều trị tại bệnh viện.
Bộ trưởng Kim Tiến làm việc tại BV Nhi Đồng 2
BS Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, bệnh viện tích cực triển khai các biện pháp để ứng phó với tình hình dịch bệnh có thể bùng phát như: tăng cường khu cách ly dự phòng; đảm bảo đầy đủ thuốc điều trị; tăng cường cách hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề "Các dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh Sởi - Sốt xuất huyết - Tay chân miệng".
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao công tác chủ động sàng lọc bệnh, tăng cường nhân lực, phối hợp và điều trị bệnh kịp thời, tăng cường điều trị trong ngày, hỗ trợ chuyên môn cho tuyến cơ sở... trong thời gian cao điểm. Bộ trưởng cũng lưu ý bệnh viện cần đẩy mạnh công tác phân loại bệnh nhân, cách ly để tránh lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng khuyến cáo các cơ sở y tế cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho người dân, đẩy mạnh việc phòng chống bệnh từ những điều đơn giản nhất như rửa tay với xà phòng, tiêm vắc xin đúng lịch, đúng liều...
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 triển khai về công tác phòng chống dịch bệnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ với những áp lực, khó khăn những ngày căng thẳng chống dịch bệnh vừa qua. Phó Thủ tướng đề nghị đội ngũ y bác sĩ bệnh viện cố gắng tăng cường, quyết liệt và chủ động trong công tác chống dịch.
(CAO) Trước diễn biến của dịch bệnh, đặc biệt là khu vực phía Nam, chiều 11-10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có buổi làm việc với Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM.