Bệnh gan có khoảng 100 loại khác nhau, trong đó thường gặp là gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên, bất kể là bệnh gan nào, các tổn thương ban đầu ở gan đều diễn tiến tương tự nhau. Nếu không được can thiệp, gan sẽ bị hư hại ngày càng nặng, dẫn tới viêm, xơ hóa và thay đổi cấu trúc, từ đó lần lượt dẫn đến các bệnh lý gan tương ứng theo chiều hướng nghiêm trọng dần.
Coi chừng “dây chuyền” bệnh gan
Nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Baylor (Mỹ) cho thấy, bệnh gan là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong ở những người trong độ tuổi 45-64, với những bệnh phổ biến nhất là viêm gan, viêm gan nhiễm mỡ (do rượu bia và không do rượu bia), xơ gan và ung thư gan.
TS.BS Lê Thành Lý
Đáng nói là, các bệnh lý gan thường không đi riêng lẻ, chúng song hành hoặc nối tiếp nhau với mức độ tăng dần, càng làm gan suy yếu nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng hoạt động bình thường. Chẳng hạn, theo ghi nhận, tỷ lệ bệnh nhân mắc cùng lúc hai bệnh gan nhiễm mỡ và viêm gan siêu vi C có thể lên đến 70%. Khi mắc cùng lúc hai bệnh gan này, bệnh nhân viêm gan C càng dễ bị kháng thuốc, diễn tiến xơ gan xảy ra nhanh và nặng hơn, dễ dẫn tới ung thư gan nguyên phát.
Tế bào gan bị hư tổn và viêm: khởi đầu khó tránh cho hàng loạt bệnh gan
Thực tế khám và chẩn đoán lâm sàng cho thấy, dù gan bị tấn công bởi độc chất, tế bào mỡ hay virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…, gây ra các bệnh lý gan khác nhau thì diễn tiến gây bệnh ban đầu tại gan đều tương tự nhau: đầu tiên là tế bào gan bị tổn thương, hư hại, sau đó dẫn đến viêm. Theo thời gian, nếu tình trạng viêm kéo dài và có sự tác động của nhiều yếu tố, tổn thương gan sẽ xảy ra trên diện rộng và vĩnh viễn, làm thay đổi bất thường cấu trúc gan, gây xơ hóa gan, thậm chí ung thư gan.
Điều khiến y học gần đây đặc biệt quan tâm đó là, mấu chốt của mối liên hệ giữa các bệnh lý gan là do chúng có cùng cơ chế bệnh sinh, trong đó liên quan đến một loại tế bào nằm ở xoang gan là Kupffer. Cơ chế này diễn ra qua 2 con đường: độc chất vào gan kích hoạt quá mức tế bào Kupffer, khiến Kupffer “tăng động”, phóng thích ra nhiều chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm hư hại và hoại tử tế bào gan; đồng thời, khi tế bào gan bị hư hại và chết sẽ tiếp tục sản sinh các sản phẩm trung gian, một lần nữa kích hoạt quá mức tế bào Kupffer, càng làm tế bào gan chết nhiều hơn.
Do đó, tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức là mắt xích quan trọng trong quá trình khởi phát, tăng nặng và biến chứng thành “dây chuyền” các bệnh lý gan, như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Ngăn chặn bệnh gan từ sớm
Theo Hiệp hội Gan Mỹ, bệnh gan có mức độ nguy hiểm và lan rộng nhanh chóng, cứ trong 10 người trưởng thành thì có 1 người bị bệnh gan, nhưng đa số không nhận thức rõ tình trạng sức khỏe của gan, dẫn đến bệnh tăng nặng và biến chứng dây chuyền. Do vậy, nếu được phòng ngừa từ sớm, hoặc chẩn đoán và điều trị thành công ở giai đoạn đầu, trong đó giải pháp mới quan trọng là ngăn chặn sự quá khích của tế bào Kupffer, các tổn thương và viêm ở gan có thể mất đi, gan sẽ được hồi phục.
Trong nỗ lực dự phòng và điều trị bệnh gan, ứng dụng nhiều nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có tác dụng kiểm soát tốt tế bào Kupffer. Việc sử dụng kết hợp Wasabia và S. Marianum được chứng minh giúp giảm đến 50% các chất gây viêm như Interleukin, TNF- α, TGF-β... chỉ sau 24 giờ, từ đó giảm quá trình nhiễm độc, viêm và tổn thương tế bào gan, tránh được diễn tiến xơ hóa gan. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn kích hoạt Nrf2 - loại protein đặc biệt bảo vệ cơ thể - tăng gấp 3 lần, thúc đẩy quá trình chống độc, khử độc tại gan, tái tạo các tế bào gan hư hỏng, ngăn chặn hiệu quả nhiều bệnh lý gan dây chuyền.
Ngoài ra, để bảo vệ gan, mỗi người cần chích ngừa viêm gan siêu vi B, hạn chế tối đa thực phẩm “bẩn”, các chất độc hại, thuốc lá, rượu bia…
TS.BS Lê Thành Lý – Phó chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM