(CAO) Bộ Y tế vừa cho phép Bệnh viện FV nhập khẩu giác mạc, cũng như cấp giấy phép hành nghề cho giáo sư Donald Tan thực hiện ghép giác mạc tại bệnh viện.
Ngày 21-5, Bệnh viện FV (TP.HCM) đã trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên ở Việt Nam triển khai kỹ thuật ghép giác mạc chất lượng cao cho bệnh nhân.
Người thực hiện liên tiếp 2 ca phẫu thuật ghép giác mạc đầu tiên ngay trong sáng cùng ngày chính là giáo sư Donald Tan (từ Singapore, nguyên Chủ tịch Hiệp hội giác mạc thế giới).
Giáo sư Donald Tan (phải) đang thực hiện ghép giác mạc cho bệnh nhân tại Bệnh viện FV
Giáo sư Donald Tan cho biết, ông đã sử dụng những phương pháp ghép mới nhất hiện nay trên thế giới để điều trị cho bệnh nhân, đó là các phương pháp giác mạc từng phần (chỉ thay thế những lớp giác mạc có vấn đề và giữ lại những lớp bình thường).
Trước đây, muốn được điều trị bằng kỹ thuật này, bệnh nhân phải sang Singapore thực hiện với giá 18-20 ngàn đô la Singapore/mắt (khoảng hơn 300 triệu đồng) hoặc sang Hoa Kỳ, giá khoảng 25-30 nghìn USD/mắt.
Trong khi đó, chi phí cho 1 ca ghép giác mạc do FV thực hiện chỉ còn 250 triệu đồng/mắt. Bệnh nhân không còn phải tốn kém thời gian và tiền bạc ra nước ngoài điều trị.
(CAO) Danh sách những người chờ được ghép tạng luôn lên tới hàng ngàn, nhưng những người hiến tạng chỉ đếm trên đầu ngón tay mỗi năm. Bởi nhiều người còn dè dặt trong việc hiến tạng cứu người.
Tại Việt Nam, phẫu thuật ghép giác mạc đã được thực hiện tại Bệnh viện Mắt Trung Ương (Hà Nội), Bệnh viện Mắt TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Mắt Sài Gòn, nhưng số lượng ca ghép không nhiều. Lý do chính là nguồn giác mạc hiến rất hạn chế. Người Việt nói chung không muốn hiến giác mạc vì tâm lý thân thể phải nguyên vẹn sau khi qua đời.
Để cải thiện tình trạng trên, bác sĩ John Lucas - Giám đốc y khoa Bệnh viện FV - cho biết, bệnh viện đã thiết lập quan hệ với các ngân hàng mắt tại Mỹ và các nước khác nhằm bảo đảm có nguồn giác mạc chất lượng tốt nhất có thể ghép cho bệnh nhân.