Giải mã tế bào Kupffer - “thủ phạm” gây bệnh cho gan

Thứ Ba, 17/05/2016 08:11

|

Ứng dụng thành tựu của ngành công nghệ sinh học phân tử, gần đây các nhà khoa học thế giới phát hiện, Kupffer - một loại tế bào nằm trong xoang gan, khi bị kích hoạt quá mức sẽ trở thành “thủ phạm” gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, tăng men gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Nhận diện “kẻ phá hoại giấu mặt” của gan

Tế bào Kupffer do nhà khoa học người Đức Karl Wilhelm von Kupffer mô tả lần đầu tiên vào năm 1876, giữ vai trò như một đại thực bào, tiếp xúc các vi khuẩn, hồng cầu chết... tạo phản ứng miễn dịch. Gần đây, bằng nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, tế bào Kupffer được nhìn nhận toàn diện hơn, đặc biệt ở mặt gây hại khi bị kích hoạt quá mức.

Theo đó, do nằm ở vị trí “cửa ngõ” là xoang gan - nơi thường xuyên dẫn máu ra, vào gan, tế bào Kupffer liên tục bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại có sẵn trong cơ thể là sản phẩm của quá trình trao đổi chất, lão hoá tự nhiên, đặc biệt là các yếu tố như từ rượu bia, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn, thuốc điều trị… Khi đó, tế bào Kupffer sẽ chuyển từ yếu tố có lợi thành yếu tố có hại, tấn công và phá huỷ gan.

Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y học quốc gia Mỹ chỉ rõ, Kupffer khi bị kích hoạt quá mức sẽ sản sinh ra các chất gây viêm như Interleukin (IL6, IL10…), TNF-α, TGF-β… gây hủy hoại và làm chết tế bào gan. Và tùy vào mức độ cũng như tính chất của các chất gây viêm này mà dẫn đến các bệnh lý gan tương ứng.

Kupffer hoạt động quá mức gây các bệnh lý gan nguy hiểm

- Viêm gan và làm tăng men gan

Được đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm, viêm gan gồm 2 loại cấp tính và mạn tính (kéo dài trên 6 tháng), trong đó nhiều trường hợp tiến triển âm thầm và có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Viêm gan do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các vi khuẩn, virus, tấn công cả tế bào nhu mô gan lẫn tế bào Kupffer. Khi đó, các chất gây viêm do tế bào Kupffer sản sinh ra, đặc biệt là Interleukin, làm huỷ hoại tế bào gan, khiến gan bị viêm và suy giảm chức năng. Khi tế bào gan bị hủy hoại nhiều cũng sẽ phóng thích các men (enzyme) khác nhau vào máu gây tăng men gan.

- Xơ gan - ung thư gan

Chất gây viêm TGF-β chiếm “ưu thế” khi tế bào Kupffer hoạt động quá mức sẽ kích hoạt tế bào Stellate, tạo ra những sợi xơ ứ đọng ngày càng nhiều trong gan. Hậu quả là làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của gan, khiến gan chai cứng dần và không có khả năng hồi phục. Các chất gây viêm do tế bào Kupffer phóng thích ra còn làm tăng tình trạng chết tự nhiên của tế bào gan, từ đó dễ dẫn đến nguy cơ đột biến tự phát tăng sinh tế bào gan mới, gây ung thư gan.

Kiểm soát Kupffer - Giải pháp đột phá bảo vệ gan trước các bệnh nguy hiểm

Những lý giải mới về tế bào Kupffer đã mở ra cái nhìn toàn diện về cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý gan. Từ đó, y học hiện đại đưa ra giải pháp hiệu quả trong bảo vệ gan từ gốc, đó là kiểm soát tế bào Kupffer hoạt động trong “ngưỡng”, không để sinh ra nhiều chất gây viêm có hại cho gan.

Tinh chất Wasabia và S. Marianum có trong HEWEL giúp kiểm soát tế bào Kupffer, ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả nhiều bệnh lý gan từ gốc

Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử, gần đây các nhà khoa học Mỹ phát hiện tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm chỉ rõ, Wasabia và S. Marianum giúp làm giảm tính nhạy cảm của thụ thể TLR trên bề mặt Kupffer, ức chế sản sinh các chất gây viêm Interleukin, TNF-α, TGF-β…, nhờ đó giảm tổn thương tế bào gan, ngăn chặn viêm và xơ hóa gan. Mặt khác, Wasabia và S. Marianum còn tăng cường đáng kể yếu tố bảo vệ cơ thể Nrf2 (là một loại protein trong cơ thể có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa), thúc đẩy quá trình khử độc tại gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo hiệu quả các tế bào gan bị hư hỏng.

Như vậy, đứng trước nhiều yếu tố có tác động tiêu cực đến gan, khiến gan dễ bị hư hại và xuất hiện các bệnh lý nguy hiểm, kiểm soát tế bào Kupffer là giải pháp đột phá trong chủ động chống độc, bảo vệ gan từ gốc rễ vấn đề.

 

Bình luận (0)

Lên đầu trang