Để bệnh gút không còn là nỗi ám ảnh

Thứ Năm, 22/11/2018 15:27  | Ngô Đồng

|

(CAO) Theo các chuyên gia y tế, biến chứng của bệnh gút và một số bệnh mạn tính kèm theo như suy tim mạn tính, suy thận mạn tính, tiểu đường tuýp 2... nếu xảy ra trên cùng một người bệnh thường rất nguy hiểm, khó điều trị, thậm chí là bế tắc.

Gút (gout) là tình trạng viêm khớp phổ biến hình thành do sự dư thừa axit uric trong cơ thể. Bệnh gút không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia y tế, biến chứng của bệnh gút và một số bệnh mạn tính kèm theo như suy tim mạn tính, suy thận mạn tính hay biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2... nếu xảy ra trên cùng một người bệnh thường rất nguy hiểm, khó điều trị, thậm chí là bế tắc.

Tại Việt Nam, những bệnh nhân gút bị biến chứng nặng có vòng xoắn bệnh lý phức tạp như trên gặp khó khăn bế tắc trong điều trị thường khá phổ biến.

Theo ông Nguyễn Đình Quang, Chủ tịch Viện Gút TP.HCM, từ năm 2008 đến nay, Phòng khám đa khoa Viện Gút đã có hơn 40.000 bệnh nhân tìm đến để điều trị bệnh gút. Nhưng trong số đó chỉ có khoảng 20% bệnh nhân bị bệnh gút đơn thuần. Hơn 80% số bệnh nhân còn lại ngoài bệnh gút họ còn bị kèm theo nhiều bệnh mạn tính khác.

Đặc biệt có hơn 10.000 bệnh nhân khi đến Phòng khám đa khoa Viện Gút đã ở trong tình trạng biến chứng rất nặng với những vòng xoắn bệnh lý vô cùng phức tạp của gút và các bệnh mạn tính liên quan kèm theo như: Suy tim mạn, suy thận mạn, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường tuýp 2, rối loạn mỡ máu, suy tuyến thượng thận do lệ thuộc corticoid… Trong số này nhiều trường hợp có nguy cơ tử vong sớm.

Bệnh gút không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo Giáo sư Thomas Bardin, đến từ Trường Đại học Paris 7 của Pháp, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Lariboisière, một chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh gút, bệnh nhân bệnh gút ở Việt Nam rất nặng mà hầu như ít gặp ở các nước phát triển.

Trước thực trạng của bệnh gút và những biến chứng nguy hiểm, từ năm 2011, Viện Gút đã tập trung nghiên cứu phát triển mô hình quản lý điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và các bệnh mạn tính kèm theo. Nhờ có mô hình điều trị này mà mỗi năm Viện Gút giúp được khoảng gần 1.000 bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tử vong sớm do biến chứng của bệnh gút và các bệnh mạn tính kèm theo.

Nhờ mô hình quản lý điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và các bệnh mạn tính kèm theo, mỗi năm Viện Gút giúp được khoảng gần 1.000 bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tử vong sớm.

Ngày nay, gút không còn là vấn đề của riêng nam giới trung tuổi hay “bệnh của nhà giàu”. Nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ người có độ tuổi dưới 30 mắc gút ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

Giảm bài tiết axit uric là nguyên nhân bệnh gút phổ biến. Axit uric thường được loại bỏ khỏi cơ thể qua thận. Khi thận không hoạt động hiệu quả, nồng độ axit uric máu sẽ tăng lên nhanh chóng, tích tụ lại tại khớp và gây ra đau đớn.

Các nguyên nhân khác khiến nồng độ axit uric máu tăng có thể do di truyền, do chế độ ăn uống, sử dụng một số thuốc điều trị gây tổn thương thận và khiến nó hoạt động không hiệu quả. Các bệnh lý như bệnh tiểu đường, huyết áp cao không được kiểm soát cũng có thể làm giảm chức năng thận và làm tăng axit uric máu.

Để cải thiện cơn đau gút, phòng ngừa bệnh tái phát và giảm thiểu biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ.

Theo Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Việt Nam cũng đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tử vong ngày càng lớn của các bệnh mạn tính không lây nhiễm, trong đó, bệnh gút là một trong những bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, khó điều trị. 

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) chia sẻ những gánh nặng bệnh tật của các bệnh mạn tính không lây. Ảnh: NĐ

Ngành y tế đã nỗ lực đẩy mạnh công tác phòng chống, tăng cường truyền thông phòng chống, sàng lọc phát hiện sớm các loại bệnh không lây nhiễm, tăng cường chuyên môn, trang thiết bị trong việc tầm soát, điều trị bệnh cũng như chăm sóc giảm nhẹ trong cộng đồng.

Ngành y tế cũng kêu gọi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và các bệnh lý khác bằng cách như: có chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc, không uống bia rượu,... Cùng với đó, xây dựng và lan rộng các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng để cùng nhau chung tay phòng, chống các bệnh mạn tính không lây nhiễm. 

Mô hình quản lý điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và một số bệnh mạn tính thường gặp

Ngày 22-11, tại TP.HCM, Viện Gút phối hợp với Trường Đại học Paris 7 của Pháp tổ chức hội thảo khoa học Hợp tác y khoa Pháp - Việt: “Mô hình quản lý điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và một số bệnh mạn tính thường gặp”.

Tham gia hội thảo có nhiều chuyên gia về các lĩnh vực như: cơ xương khớp, tim mạch, thận tiết niệu, nội tiết chuyển hoá, tiêu hoá gan mật đến từ trường Đại học Paris 6, đại học Paris 7 của Pháp, Đại học y dược TP.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Quân y 175 Bộ Quốc Phòng.

Hội thảo này là dịp để các nhà khoa học Việt Nam và Pháp cùng nhau đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được thời gian qua và bàn về việc hoàn thiện mô hình điều trị này để trong thời gian sớm nhất nó có thể được chia sẻ đến các trung tâm y tế khác giúp điều trị hiệu quả biến chứng của bệnh gút và các bệnh mạn tính kèm theo.

GS Thomas Bardin chia sẻ về những hiệu quả từ mô hình điều trị chuyên sâu dành cho bệnh nhân gút. Ảnh: NĐ

Bình luận (0)

Lên đầu trang