Nguy hiểm hơn, mất ngủ còn dễ gây tai nạn khi lao động, lái xe và khiến cơ thể phải hứng chịu nhiều hệ lụy khác như suy giảm trí nhớ, làm phát sinh và nặng thêm tình trạng tăng huyết áp, tiểu đường, thậm chí là đột quỵ (tai biến mạch mãu não).
Nhiều áp lực, giấc ngủ dễ “trật nhịp” sinh học
Đến phòng khám thần kinh với khuôn mặt phờ phạc và có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, một bệnh nhân nữ (40 tuổi) kể, gần 1 năm nay, vì lo lắng con gái đi du học xa nhà cộng với việc kinh doanh bận rộn nên chị rơi vào tình trạng nhiều đêm nằm mãi không sao chợp mắt, khi thì một đêm tỉnh dậy 2 - 3 lần và rất khó ngủ lại. Tình trạng này kéo dài khiến chị hay bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi... Khám lâm sàng cho thấy, bệnh nhân đã bị mất ngủ mãn tính và có triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua. Đây là một nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ - tai biến mạch máu não.
PGS.TS Vũ Anh Nhị
Được xem là hoạt động sinh lý quan trọng bậc nhất, giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày làm việc, tái tạo năng lượng, tinh thần phấn chấn. Tuy nhiên, các vấn đề về giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ, mất ngủ đang hiện diện thường xuyên trong cuộc sống hiện đại. Bệnh phổ biến ở người trung niên, cao tuổi và những người gặp nhiều áp lực về kinh tế, công việc, học tập hay làm ăn...
Ngủ ít, mất ngủ kéo dài gây căng thẳng thần kinh, stress kinh niên với hội chứng rối loạn tâm trạng và khó khăn về nhận thức như mệt mỏi, mất hứng thú, trầm cảm nhẹ và lo âu... Nguy hiểm hơn, mất ngủ còn làm suy giảm trí nhớ, kém tập trung, giảm sút khả năng lao động; làm phát sinh và nặng thêm tình trạng tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn nhịp tim..
Mới đây, các chuyên gia ở ĐH Y khoa Icahn (ISM) vừa công bố tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Cao huyết áp Mỹ cảnh báo, những ai ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm thì nguy cơ đột quỵ tăng tới 83% so với nhóm người có giấc ngủ “khoa học” 7 - 8 giờ.
Căn nguyên của tình trạng mất ngủ do rất nhiều yếu tố, đặc biệt là do gặp nhiều căng thẳng, stress khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách sản sinh quá mức các gốc tự do. “Độc chất” gốc tự do tấn công hầu khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất ở những nơi tiêu thụ nhiều oxy, đặc biệt là mạch máu não. Từ đó, thúc đẩy sự hình thành mảng vữa xơ và huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não gây ra những rối loạn cho não bộ, điển hình là chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Khi mảng xơ vữa dày lên chít hẹp hoàn toàn lòng mạch hoặc bị bong ra kết hợp với các yếu tố khác trong dòng máu tạo thành các cục máu đông làm bít tắc các mạch máu sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng phần não phía sau, hoặc gây vỡ mạch máu khiến máu tràn ra vùng não xung quanh, gây ra tình trạng đột quỵ.
Người bị mất ngủ thường ở trong tình trạng mệt mỏi, giảm chất lượng sống.
Chống gốc tự do, phục hồi giấc ngủ tự nhiên
Một giấc ngủ ngon cần phải đáp ứng những yếu tố như đủ về thời lượng với 7 đến 8 giờ theo sinh lý bình thường; đảm bảo về chất lượng: khi ngủ dậy cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái, khỏe mạnh, năng suất làm việc cao.
Mất ngủ là hậu quả từ sự tấn công liên tục và mạnh mẽ của gốc tự do. Vì vậy, cần có chế độ chăm sóc não đặc biệt và kiểm soát hiệu quả các gốc tự do. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hai hoạt chất sinh học thiên nhiên quý Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) có khả năng đặc hiệu chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não.
Hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, vừa trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu vừa kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể. Từ đó, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry góp phần giảm hiện tượng xơ vữa mạch, cải thiện tình trạng thiếu máu não, tái tạo chức năng dẫn truyền thần kinh, khôi phục cơ chế tự nhiên của giấc ngủ; hạn chế tổn thương não và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTiV giúp chống gốc tự do, chăm sóc não và cải thiện mất ngủ.
Cần chú ý, không sử dụng tùy tiện thuốc an thần để tránh tác dụng ngược, gây hại cho gan, thận...
Ngoài ra, để ngủ ngon nên vệ sinh giường ngủ sạch sẽ, thông thoáng, không để nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh; ngủ đúng giờ; không xem tivi, đọc sách, nghe nhạc trên giường; không hút thuốc, hạn chế uống trà đặc, cà phê hay rượu, bia. Người trung niên và cao tuổi nên thường xuyên tập luyện, vận động các môn thể dục nhẹ nhàng như hít thở, đi bộ, yoga, bơi lội...để duy trì sức khỏe tim mạch, hô hấp và tăng cường sức khỏe toàn thân.
PGS.TS Vũ Anh Nhị - Chủ tịch Hội thần kinh TP.HCM