(CAO) Đang ăn cơm với sườn non thì bị sặc, khó thở, người phụ nữ nghĩ bị nuốt nghẹn thức ăn nên vội lấy ngón tay đẩy thức ăn vào, thế nhưng càng lúc chị càng thấy khó thở...
Bác sĩ Huỳnh Tấn Lộc, Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận xử trí cho bệnh nhân nữ L.T.B.L. (49 tuổi, nhà ở tình Bình Dương) bị hóc dị vật trong đường thở.
(CAO) Trong lúc chơi đùa, bé N.T.T.V (3 tuổi) đã vô tình nuốt trái chôm chôm và tử vong trong sự bất lực của gia đình.
Khai với bác sĩ, chị L. cho biết, trước đó đang ăn cơm với sườn non thì bị sặc, khó thở. Chị nghĩ bị nuốt nghẹn thức ăn nên vội lấy ngón tay đẩy thức ăn vào, thế nhưng càng lúc chị càng thấy khó thở. Chị đến khám tại một phòng khám ở tỉnh Bình Dương và được chẩn đoán hóc dị vật đang nằm ở dưới hai dây thanh quản.
dị vật màu đen, dày khoảng 1cm, với đường kính khoảng 2,5-4cm nằm chặn ngay thanh môn, dưới hai dây thanh
Sau khi sơ cứu, bệnh nhân được chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Kết quả thăm khám còn cho thấy, bệnh nhân bị thiếu oxy trong máu lên nuôi não. Ngay lập tức, bệnh nhân được thở oxy, chích thuốc. Chị L vẫn tiếp tục khó thở, oxy trong máu càng lúc càng thấp nên bác sĩ Huỳnh Tấn Lộc quyết định mổ một đường ở cổ để mở khí quản cấp cứu và soi treo thanh quản.
Các bác sĩ tiến hành nội soi thấy dị vật màu đen, dày khoảng 1cm, với đường kính khoảng 2,5-4cm nằm chặn ngay thanh môn, dưới hai dây thanh.
Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn, hai dây thanh di động tốt và được khâu lại vùng da chỗ mở khí quản
Sau khi xoay dị vật theo hướng dễ lấy, dị vật được lấy ra là một miếng sườn non của heo.
Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn, hai dây thanh di động tốt và được khâu lại vùng da chỗ mở khí quản.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Lộc, dị vật đường ăn thường gặp, dị vật đường thở hiếm khi xảy ra ở người lớn nhưng ở trẻ con hay bị như mắc hạt trái cây, hạt đậu,... do trẻ nghịch trong lúc ăn.