(CAO) Những suất ăn miễn phí, tuy đạm bạc nhưng bao no, ấm áp nghĩa tình đã phần nào giúp thân nhân bệnh nhân vơi đi gánh nặng trong những chuỗi ngày chống chọi với bệnh tật.
Không để người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đơn độc trong cuộc chiến chống lại bệnh tật. Đã có những nụ cười xen lẫn những giọt nước mắt xúc động của người bệnh khi nhận được sự quan tâm của bệnh viện.
Những suất ăn miễn phí, tuy đạm bạc nhưng bao no, ấm áp nghĩa tình đã phần nào giúp thân bệnh nhân vơi đi gánh nặng trong những chuỗi ngày chống chọi với bệnh tật.
Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến cuối, nơi tập trung những người bệnh nặng nhất ở nhiều tỉnh, thành đổ về. Nhiều bệnh nhân có tình cảnh bệnh nặng, không tiền điều trị và lo chi phí sinh hoạt hàng ngày, nên nhiều lúc mọi người thường bỏ bữa để tiết kiệm chi phí. Nhưng không ăn no làm sao có sức khỏe, người thân chưa hết bệnh, người đi nuôi đã kiệt sức.
Khu vực
Bếp yêu thương của Bệnh viện Chợ Rẫy luôn nhộn nhịp
thân nhân bệnh nhân đến nhận những suất cơm nghĩa tình. Ảnh: NĐ
Để người bệnh không phải đơn độc, giúp họ vượt qua những đau đớn của bệnh tật và cùng chia sẻ khó khăn với gia đình người bệnh, Đơn vị Y xã hội BV Chợ Rẫy đã nhận nhiệm vụ làm “bờ vai” cho người bệnh và là cầu nối những tấm lòng nhân ái.
Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bắt đầu từ năm 2009, Đơn vị Y Xã hội của Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp với Chi hội Từ thiện Bảo Hòa phát suất ăn miễn phí cho thân nhân người bệnh. Ban đầu, mỗi ngày chỉ phát 1.500 suất ăn theo 2 khung giờ 8 giờ sáng và 14 giờ chiều. Năm 2010 tăng lên 2.500 suất. Năm 2011 thêm 1.000 suất ăn (tổng lượng 3.500 suất/ngày).
Số lượng suất ăn miễn phí phụ thuộc vào nhu cầu thân nhân người bệnh. Hiện tại, Phòng Công tác xã hội phối hợp với Chi hội Từ thiện Bảo Hòa, Chi hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Nhơn Hòa, Họ đạo Chợ Lớn và Quán cơm Hạnh Dung cung cấp 4.500 suất ăn miễn phí mỗi ngày.
Đến tháng 6-2019, Phòng Công tác xã hội phối hợp cùng các nhà tài trợ nâng cấp, chỉnh trang khu vực phát suất ăn miễn phí trở thành căn “Bếp yêu thương” gần gũi, ấm cúng. Mỗi ngày có 5 khung giờ để cô bác đến nhận cơm 5 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 14 giờ, 16 giờ.
Mong rằng Bếp yêu thương sẽ san sẻ bớt nỗi vất vả, nhọc nhằn của cô bác trong thời gian chăm sóc người thân tại bệnh viện. Ảnh: NĐ
Để hạn chế rác thải nhựa, Bếp Yêu thương khuyến khích người đến nhận suất cơm chuẩn bị hộp đựng, cà men,... để đem về khoa ăn cùng người thân. Cô bác đến nhận suất ăn xếp hàng ngay ngắn, lần lượt từng người lên nhận phần ăn. Nếu cô bác muốn dùng ngay phần cơm đang nóng ấm tại Bếp yêu thương thì có sẵn khay cơm, muỗng đũa.
Để hạn chế rác thải nhựa, Bếp Yêu thương khuyến khích người đến nhận suất cơm chuẩn bị hộp đựng, cà men,... để đem về khoa ăn cùng người thân. Ảnh: NĐ
Nếu cô bác muốn dùng ngay phần cơm đang nóng ấm thì có sẵn khay cơm, muỗng đũa. Mỗi suất ăn thường có ba món cơm, canh/ đồ xào, đồ kho và trái cây ăn kèm. Những bữa cơm tuy đạm bạc nhưng ấm áp, nghĩa tình. Ảnh: NĐ
Đã có những nụ cười xen lẫn những giọt nước mắt xúc động của người bệnh khi nhận được sự quan tâm của bệnh viện. Ảnh: NĐ
Mỗi suất ăn thường có ba món cơm, canh/đồ xào, đồ kho và trái cây ăn kèm. Riêng ngày chủ nhật sẽ có những món ngon hơn để đổi khẩu vị cho mọi người.
Các cô bác chia sẻ, đi nuôi người thân ở bệnh viện, xa nhà thì khó lòng để có được bữa ăn nóng hỏi tại chỗ, hợp vệ sinh. Nhưng cũng nhờ có Bếp yêu thương mà họ cảm thấy an lòng hơn, bữa ăn cũng ngon miệng hơn, giúp đảm bảo sức khỏe để cùng với người thân vượt qua nỗi đau bệnh tật.
Những suất ăn nóng hỏi, hợp vệ sinh góp phần san sẻ phần nào gánh nặng cho thân nhân bệnh nhân. Ảnh: NĐ
Mong rằng những suất ăn nóng hỏi, hợp vệ sinh của Bếp yêu thương sẽ san sẻ bớt nỗi vất vả, nhọc nhằn của cô bác trong thời gian chăm sóc người thân. Những bữa cơm tuy đạm bạc nhưng ấm áp, nghĩa tình, tạo điều kiện để thân nhân bệnh nhân không phải lo nghĩ về việc ăn uống, như vậy mọi người mới có sức khỏe để lo cho người thân, yên tâm trị bệnh.