Ấn Độ phê duyệt vaccine Covid-19 theo công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới

Thứ Bảy, 21/08/2021 11:21  | Anh Duy

|

(CAO) Hôm 21-8, BBC đưa tin Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã phê duyệt vaccine sản xuất theo công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới để ngừa Covid-19 trong trường hợp khẩn cấp. 

Theo một nghiên cứu tạm thời được trích dẫn bởi nhà sản xuất vaccine Cadila Healthcare, vaccine Covid-19 ZyCoV-D tiêm 3 liều đã ngăn ngừa bệnh có triệu chứng ở mức 66% số người được tiêm chủng.

Công ty có kế hoạch sản xuất tới 120 triệu liều vaccine này mỗi năm.

Các vaccine sản xuất theo công nghệ ADN trước đây đã hoạt động tốt ở động vật nhưng không phải ở người.

Cho đến nay, Ấn Độ đã tiêm hơn 570 triệu liều của 3 loại vaccine Covid-19 đã được phê duyệt trước đó gồm Covishield, Covaxin và Sputnik V.

Khoảng 13% người lớn đã được tiêm chủng đầy đủ và 47% đã được tiêm ít nhất một mũi kể từ đầu đợt vào tháng 1.

Cadila Healthcare cho biết họ đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng lớn nhất đối với loại vaccine này ở Ấn Độ cho đến nay, với sự tham gia của 28.000 tình nguyện viên tại hơn 50 trung tâm.

Đây cũng là lần đầu tiên, công ty tuyên bố, vaccine Covid-19 đã được thử nghiệm ở những người trẻ tuổi ở Ấn Độ - 1.000 người thuộc nhóm 12-18 tuổi. Vaccine này được cho là "an toàn và được dung nạp rất tốt" ở nhóm tuổi này.

Giai đoạn thứ ba quan trọng của thử nghiệm lâm sàng được tiến hành ở đỉnh điểm của đợt dịch thứ hai. Nhà sản xuất vaccine tin rằng điều này đã khẳng định lại "hiệu quả chống lại các chủng đột biến" đặc biệt là biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao.

Ấn Độ vừa cấp phép vaccine sản xuất theo công nghệ ADN - Ảnh: BBC

Giáo sư Shahid Jameel, một nhà virus học nổi tiếng cho biết: “Tôi khá hào hứng với vaccine này vì nó mang lại nhiều tiềm năng tốt".

Vaccine này hoạt động như thế nào?

ADN và RNA là các đoạn gen chứa vật chất di truyền, đơn vị cơ bản tạo nên sự sống của tế bào. Chúng là các phân tử mang thông tin di truyền được truyền từ cha mẹ sang con cái.

Giống như các loại vaccine khác, vaccine được sản xuất theo công nghệ ADN một khi được sử dụng sẽ "dạy" cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus thực sự nếu chúng xâm nhập.

Vaccine ZyCoV-D sử dụng plasmid hoặc các vòng nhỏ của ADN, chứa thông tin di truyền, để phân phối các liều tiêm giữa hai lớp da.

Các plasmid mang thông tin đến các tế bào để tạo ra "protein đột biến” mà virus sử dụng để bám vào và xâm nhập vào tế bào người.

Hầu hết các loại vaccine Covid-19 hoạt động bằng cách hướng dẫn cho cơ thể tạo ra một đoạn protein đột biến để nó có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của một người sản xuất kháng thể và tự "dạy" bản thân chống lại virus.

Trong quá khứ, vaccine theo công nghệ ADN được phát triển để điều trị các bệnh truyền nhiễm ở người nhưng đã thất bại.

Thách thức là làm thế nào để đẩy ADN plasmid vào tế bào người để nó tạo ra phản ứng miễn dịch bền vững.

Tiến sĩ Jeremy Kamil, một nhà virus học tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Bang Louisiana cho biết:

"Các loại vaccine ADN plasmid đã được thử nghiệm trước đây. Nhưng chúng tôi biết rằng rất khó để đưa ADN plasmid vào nhân tế bào người, đặc biệt là ở người lớn”.

Các vắc xin mRNA - sử dụng RNA thông tin, một phân tử, để tạo ra các protein - như Pfizer hoặc Moderna không cần phải tiếp cận nhân tế bào để có hiệu quả nhưng chúng lại mang lại hiệu quả cao hơn và có khả năng tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài hơn.

Hạn chế tiềm ẩn khác là ZyCoV-D yêu cầu ba liều, thay vì hai cho hai liều như các loại khác đang được sử dụng ở Ấn Độ.

Tiến sĩ Kamil cho biết: “Tôi rất vui khi một công ty vaccine đã vượt qua được những thách thức to lớn để làm cho nó hoạt động. Nhưng điều bắt buộc là dữ liệu về hiệu quả của loại vaccine này phải được kiểm tra độc lập”.

Bình luận (0)

Lên đầu trang