Mở nắp quan tài 2.000 năm tuổi, nghi của Alexander Đại đế

Thứ Bảy, 21/07/2018 13:32

|

(CAO) Theo nghi vấn ban đầu, do kích cỡ của chiếc quan tài quá lớn (cao 1,85m, dài 2,65m, rộng 1,65m và nặng 27 tấn), được làm bằng đá lớn màu đen thuộc thời kỳ Ptolemaic, vào khoảng năm 323 trước công nguyên.

Nơi phát hiện chiếc quan tài là ở tỉnh ven biển Alexandria, Ai Cập. Tại đây thành phố cũng mang tên Alexandria, vốn được đặt tên theo Alexander Đại đế. Thời kỳ các nhà khảo cổ xác định chiếc quan tài được chôn là sau khi Alexander Đại đế qua đời. Thế nên có nhiều giả thiết, liệu đây có phải hài cốt của chính Alexander Đại đế? Chính vì đây là chiếc quan tài lâu đời nhất được tìm thấy nên nhiều người tin rằng nó chứa một lời nguyền bí ẩn cho những người tham gia mở nắp chiếc quan tài.

Bức tượng và chiếc quan tài bằng đá đen được tìm thấy

Các nhà khảo cổ còn tìm thấy một bức tượng bán thân khá loang lổ ở vị trí phí trên quan tài, dường như nó là bức tượng mô tả người chủ ngôi mộ. Khu vực phát hiện chiếc quan tài đá là trên một mảnh đất tư nhân đang thi công, nhưng theo luật ở Ai Cập nhà nước có quyền can thiệp và tạm dừng mọi hoạt động trên đất tư nhân. Đồng thời, được khai quật và thu thập các cổ vật trong thời gian tùy thích. 

Khi các nhà khoa học mở nắp chiếc quan tài đá thì bên trong tìm thấy 3 bộ hài cốt lẫn trong chất dịch màu nâu đỏ và có mùi hôi rất khó chịu. Điều ngạc nhiên là các bộ hài cốt này được xác định chỉ là những người lính dưới thời các Pharaoh.

Tại sao 3 người lính này lại được chôn chung trong quan tài? Và chiếc quan tài của họ được làm bằng đá đen với mục đích gì? Cách ướp xác của họ theo phương pháp nào?... Rất nhiều câu hỏi đang được đặt ra cho các nhà khoa học đối với chiếc quan tài bằng đá đầy bí ẩn này.

Bình luận (0)

Lên đầu trang