(CAO) Một hòn đảo không có người ở Nam Thái Bình Dương là nơi có mật độ rác thải và nhựa đã qua sử dụng cao nhất thế giới.
Đảo Henderson, một phần của quần đảo Pitcairn tại Vương quốc Anh, có khoảng 37.7 triệu mảnh vỡ trên các bãi biển. Hòn đảo này nằm gần trung tâm của dòng hải lưu, điều đó khiến nó nhận nhiều rác thải, những mảnh vỡ và nhựa đã qua sử dụng từ tàu thuyền đi qua và từ khu vực Nam Mỹ.
Rác thải trên đảo Henderson
Trong một nghiên cứu chung về mật độ rác thải trên đảo Henderson của 2 nước Úc và Anh, các nhà nghiên cứu cho biết rác thải trên hòn đảo này đã lên đến 671 mảnh trên mỗi mét vuông với khối lượng tổng cộng lên đến 17 tấn.
Tiến sĩ Jennifer Lavers từ Đại học Tasmania cho biết: "Rất nhiều rác thải trên đảo Henderson là đồ nhựa và những vật dụng chúng ta chỉ sử dụng một lần”. Cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, đã mô tả quá trình những hòn đảo hẻo lánh biến thành một “ổ rác” của thế giới.
Bên cạnh các dụng cụ đánh bắt cá, đảo Henderson còn có nhiều rác thải là đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như bàn chải đánh răng, bật lửa, thuốc lá và dao cạo. Tiến sĩ Lavers, một nhà khoa học biển nói với tờ BBC: "Những con cua đất đang làm nhà trong nắp chai, bình nước và những vỏ lon”.
Những con cua đất làm nhà trong vỏ lon, bình nước
Nhiều chiếc nón đội đầu đủ "mọi hình dáng, màu sắc và kích cỡ" cũng đã được phát hiện, tiến sĩ Lavers nói. Đảo Henderson được Unesco liệt kê là một đảo san hô với hệ sinh thái độc đáo, với 10 loài thực vật và bốn loài chim đặc hữu.
Đảo Henderson cách đảo Pitcairn 190 km, cách Chile khoảng 5000 km và nằm gần trung tâm của dòng hải lưu xoay chiều lớn South Pacific Gyre. Tình trạng của hòn đảo phản ánh mối nguy hại của rác thải bằng nhựa, ảnh hưởng đến môi trường trên quy mô toàn cầu, "Gần như mọi hòn đảo trên thế giới và hầu hết các loài trong đại dương đều đang bị ảnh hưởng bởi rác thải bằng cách này hay cách khác.
Đảo Henderson phải "đón nhận" rác dạt vào từ đại dương
Không có bất kỳ một người nào hoặc bất cứ một quốc gia nào được phép làm những việc tổn hại đến môi trường như vậy." tiến sĩ Lavers nói. Tiến sĩ Lavers cho biết rác thải bằng nhựa đã tàn phá đại dương vì nó trôi nổi và rất bền, các nhà nghiên cứu hy vọng mọi người sẽ "cân nhắc lại thói quen sử dụng nhựa" để bảo vệ môi trường.
Rác thải trên đảo Henderson: