(CAO) Các chuyên gia cảnh báo nếu băng ở 2 cực cứ tiếp tục tan thì tới năm 2050, mực nước biển dâng cao sẽ gây lũ lụt và sạt lở ở bờ biển.
Mực nước biển dâng cao do sự nóng lên toàn cầu sẽ làm tăng đáng kể tần suất ngập lụt và sạt lở bờ biển vào năm 2050. Các vùng nhiệt đới và các thành phố lớn dọc theo bờ biển như Miami, Vancouver, Seattle, San Francisco và Los Angeles, cùng với bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu sẽ là khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất.
Các thành phố ven biển như Miami sẽ là khu cực chịu ảnh hưởng nặng nhất. - Ảnh: Dailymail
Các nhà nghiên cứu dự đoán mực nước biển toàn cầu sẽ dâng cao từ 10-20 cm trước năm 2050. Cho đến nay, các dự đoán về lũ lụt và sạt lở bờ biển trong tương lai chưa tính đến vai trò của sóng. Tiến sĩ Vitousek, nhà khoa học về khí hậu tại Đại học Illinois, Chicago, tác giả chính của cuộc nghiên nhấn mạnh: "Hầu hết các dữ liệu được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây đều đến từ các trạm đo thủy triều nằm trong những bến cảng và các khu vực được bảo vệ. Họ ghi lại những đợt triều cường và sóng dâng cao, nhưng thật ra đó không phải sóng”.
Để làm rõ về sự thiếu hụt số liệu sóng, tiến sĩ Vitousek và cộng sự đã sử dụng máy tính để mô phỏng và sử dụng một phương pháp thống kê dữ diệu gọi là thuyết các giá trị cực trị. Chúng tôi đã đặt câu hỏi: Cần những con sóng như thế nào thì mực nước biển mới dâng lên để đủ gây ra lũ lụt gấp đôi mức hiện tại?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois ở Chicago (Mỹ) cho biết vào năm 2050, ngay cả khi mực nước biển dâng lên ở mức thấp nhất, các thành phố ven biển như Mumbai, Kochi ở Ấn Độ và Abidjan ở Côte d'Ivoire cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. "Chúng tôi chắc chắn 95% rằng nếu mực nước biển tăng thêm 5 đến 10 cm thì nó sẽ khiến cho tần suất lũ lụt ở vùng nhiệt đới tăng gấp đôi. Các quốc đảo nhỏ vốn đã dễ bị ngập lụt thì tình hình sẽ tệ hơn nhiều."Sự gia tăng tần suất lũ lụt cùng với biến đổi khí hậu sẽ thách thức sự tồn tại và tính bền vững của các thành phố, người dân sống ven biển trên toàn cầu"- tiến sĩ Sean Vitousek nhận định.
Cơn bão Sandy năm 2012 ở Mỹ gây thiệt hại hàng chục tỷ USD. Ảnh: Dailymail. Mực nước biển dâng cũng là một yếu tố góp phần gây ra lũ lụt ven biển, mực nước biển đang tăng là do nước biển nóng lên và nước tràn từ băng tan và sông băng. Lũ lụt và ngập ven biển xảy ra khi gặp những cơn bão lớn và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn khi kết hợp với sóng lớn cộng với thủy triều lên cao. Ví dụ, cơn bão Sandy năm 2012 ở Mỹ gây thiệt hại hàng chục tỷ USD, bão Haiyan năm 2013 ở Philippines đã khiến hơn 7000 người chết và mất tích. Hiện tại, mực nước biển tăng từ 3-4 mm một năm, tỷ lệ này đã tăng khoảng 30% trong thập kỷ qua.
Mực nước biển có thể tăng nhanh hơn nữa khi các tảng băng to gần cực bắc và cực nam tiếp tục tan ra, đặc biệt ở Nam Cực. “Nếu mực nước biển tăng 25 cm vào năm 2050 thì những trận lụt lịch sử rất ít khi xảy ra ở vùng nhiệt đới sẽ xảy ra hàng năm hoặc nhiều hơn", Tiến sĩ Vitousek nói.
Băng ở Nam Cực đang tan dần do Trái Đất nóng lên. Ảnh: Dailymail
Tuy nhiên, một số ước tính mực nước biển dâng lên thậm chí còn tồi tệ hơn: Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) dự đoán mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 2,5 m vào năm 2100. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng thêm 1 độ C (1.6 độ F) kể từ giữa thế kỷ 19, tăng mạnh nhất là trong khoảng 70 năm qua.
Hiệp định Paris 196, được ký vào năm 2015, kêu gọi các quốc gia giảm lượng khí thải nhà kính, hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C (3.6 độ F), một mục tiêu được các nhà khoa học khí hậu cho là cực kỳ khó khăn để đạt được.