(CAO) Trong khi một bên kêu gọi lòng nhân đạo và tình đồng loại, thì một bên dư luận của châu Âu đang chống đối kịch liệt lại sự thu nhận người di tản từ Trung Đông.
Hình ảnh những người di tản đến từ các nước Hồi giáo Trung Đông, đàn ông thì râu ria quai bị xồm xoàm, phụ nữ thì chít khăn bịt đầu làm cho một bộ phận người dân châu Âu lo sợ những người di tản này "không thể hội nhập" vào xã hội của họ, nơi phần lớn người dân theo Thiên Chúa giáo.
Tuy nhiên, những hình ảnh về dòng người di tản cho thấy là những người đàn ông đến từ Syria và các nước Ả rập đã thích nghi với hoàn cảnh hiện tại của họ, phần lớn đã cạo bớt râu và cắt tóc ngắn.
Người dân di tản cười nhẹ nhõm khi đến được München, Đức
Hai ngày cuối tuần 12 và 13-9, đã có nhiều cuộc biểu tình đồng thuận cũng như chống lại người di tản tại Đông Âu cũng như Tây Âu.
Thành phố München (Đức) gồng gánh một con số người di tản lên đến hơn 13.000 người chỉ trong ngày thứ bảy 12-9.
Tòa thị trưởng München phải kêu gọi dân chúng đem đến chăn, gối, nệm ngủ khi đi biểu tình vì thời tiết đã vào thu, trở lạnh.
Nước uống, quần áo ấm, chăn, gối, nệm, thực phẩm là những thứ cần thiết hàng đầu được chuyền bằng chuỗi người vào các trại đón tiếp người di tản Trung Đông
Dự kiến là hôm nay, chủ nhật 13-9 cũng sẽ có một làn sóng cả chục ngàn người di tản tiếp tục đổ vào thành phố München.
Hơn 13.000 ngàn người di tản đã đến bằng những chuyến xe lửa đặc biệt từ nước Áo, đến nhà ga München chỉ trong ngày 12-09-2015
Cảnh sát Đức hộ tống người di tản của mỗi chuyến tàu đi bộ đến trại đón tiếp
Ông thị trưởng thành phố München (phải) rất lo ngại vì thiếu chỗ ăn ngủ cho người tị nạn. Có thể sẽ phải mở cơ sở của Trung tâm Thế vận hội München để chứa người di tản.
Tại Đức, người biểu tình trưng bảng "Người yêu nước (Đức) thì dạy tiếng Đức" cho người di tản
Tại Luân Đôn, Anh, người dân vác lá cờ Syria đi đến dinh thủ tướng David Cameron, số 10 Downing Street, để yêu cầu thay đổi thái độ quá cứng rắn của chính phủ Cameron đối với người di tản.
Tại Kopenhague người dân yêu cầu bãi bỏ luật Dublin của khối Liên minh châu Âu đối với người di tản, tức là không trả, không trục xuất người di tản về nước thứ nhất nơi họ đặt chân đến và được thu nhận.
Đan Mạch cũng là một quốc gia có thái độ cứng rắn với tình hình di tản và người di tản Trung Đông. Người dân biểu tình yêu cầu một sự chung sống hòa bình với người di tản.
Trong khi đó, tại Tcheque, dân chúng lại biểu tình phản đối người di tản Trung Đông. Trong ảnh người dân giơ biểu ngữ "ngăn người di tản là ngăn IS"
Tại Slovaquie, người dân biểu tình chống lại người di tản Trung Đông
Người di tản tiếp tục tìm cách chui, nhảy qua hàng rào kẽm gai do tù nhân và cảnh sát Hungary thiết lập tại biên giới Hungary và Serbie.
Bên thuận (trái) và bên biểu tình chống lại người di tản