Lầu Năm Góc từ chối tiêm kích F-35 vì chi phí bảo dưỡng

Thứ Năm, 12/04/2018 22:28

|

(CAO) Theo Reuters đưa tin, tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin xác nhận hôm 11-4, rằng lô tiêm kích F-35 mới đã bị Lầu năm Góc từ chối tiếp nhận mà nguyên do được xác định là do không thỏa thuận được chi phí bảo dưỡng.

Do chưa thống nhất về chi phí bảo dưỡng, nhất là việc thợ sẽ được điều tới khắc phục sự cố của những chiếc tiêm kích hiện đại này ở bất kì nơi nào trên thế giới còn gặp bất đồng ý kiến giữa các bên. Vấn đề bảo dưỡng tiêm kích hiện đại này là mối quan tâm số 1 của Lầu Năm Góc khi tiếp nhận lô hàng mới.

Mọi chuyện ban đầu tương đối dễ dàng, tuy nhiên khi chỉ có khoảng 50% trong số 280 chiếc F-35 được bàn giao có thể hoạt động tốt đã khiến cho Lầu Năm Góc khắt khe hơn đối với đơn hàng F-35. Đơn cử như vào năm 2017, có tới hơn 200 phi cơ F-35 bị phát hiện có dấu vết kim loại bị ăn mòn trên khung máy bay, khiến Lockheed Martin phải sữa chữa gấp rút để có thể đưa một số máy bay trở lại tiếp tục hoạt động theo nhiệm vụ được giao.

Lầu Năm Góc từ chối tiếp nhận tiêm kích F-35 từ nhà sản xuất vì chi phí bảo dưỡng

Vì chi phí quá đắt đỏ, nên 50% thời gian của chiếc máy bay này vẫn là nằm trong hangars (nhà xưởng chứa máy bay, giống garage ô tô), đó là chưa kể chi phí bảo trì của loại máy bay này còn cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất. Một trong những yếu tố đáng lo khác là tiêm kích F-35 vẫn chưa được hoàn thiện tốt. Chúng vẫn thường gặp những lỗi kỹ thuật và đặc biệt là vấn đề khan hiếm phụ tùng thay thế.  

Thêm vào đó, lượng máy bay lại ngày càng tăng theo các hợp đồng sản xuất. Nếu tính trung bình một chiếc F-35 tốn khoảng 172 ngày để "bảo trì" trong một năm. Việc Lầu Năm Góc từ chối tiếp nhận tiêm kích F-35 từ nhà sản xuất vì chi phí bảo dưỡng cũng khiến ít nhất hai quốc gia đồng minh của Mỹ ngừng nhận bàn giao tiêm kích F-35.

Bình luận (0)

Lên đầu trang