Nghiên cứu mới: 1/3 người nhiễm Covid-19 có thể mắc di chứng thần kinh lâu dài

Thứ Tư, 07/04/2021 16:54  | Anh Duy

|

(CAO) Hôm 7-4, CNN dẫn thông tin từ một nghiên cứu mới cho thấy có đến 1/3 người bị nhiễm Covid-19 có các di chứng về sức khỏe tâm thần hoặc các triệu chứng thần kinh lâu dài.

Nghiên cứu phát hiện 34% những người sống sót sau Covid-19 nhận được chẩn đoán về tình trạng thần kinh hoặc tâm lý trong vòng 6 tháng kể từ khi nhiễm bệnh, theo nghiên cứu được công bố hôm 6-4 trên tạp chí Lancet Psychiatry.

Chẩn đoán phổ biến nhất mà họ mắc phải là lo lắng, được ghi nhận ở 17% những người được điều trị Covid-19, tiếp theo là rối loạn tâm trạng, được tìm thấy ở 14% bệnh nhân.

Và trong khi các tác động thần kinh nghiêm trọng hơn được ghi nhận ở các bệnh nhân nhập viện, chúng vẫn phổ biến ở những người được cho điều trị ngoại trú, các nhà nghiên cứu lưu ý.

"Tỷ lệ đó tăng dần khi mức độ nghiêm trọng của bệnh Covid-19 tăng lên. Nếu chúng ta nhìn vào những bệnh nhân nhập viện, tỷ lệ đó tăng lên 39%" - Maxime Taquet, một nhà nghiên cứu lâm sàng về tâm thần học tại Đại học Oxford và là một đồng tác giả của nghiên cứu mới cho biết.

Covid-19 để lại nhiều di chứng trên cơ thể bệnh nhân - Ảnh: kion546.com

Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả này nhắc nhở hệ thống chăm sóc sức khỏe phải tiếp tục giúp đỡ những người sống sót sau Covid-19.

"Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng các bệnh về não và rối loạn tâm thần phổ biến hơn sau Covid-19 so với sau khi bị cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, ngay cả khi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác.

Covid-19 như một 'bệnh não'

Đây là nghiên cứu lớn nhất thuộc loại này và liên quan đến hồ sơ sức khỏe điện tử của hơn 236.000 bệnh nhân Covid-19, chủ yếu ở Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã so sánh hồ sơ của họ với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp khác trong cùng khung thời gian.

Họ quan sát thấy rằng những người nhiễm Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh thần kinh và tâm thần tăng 44% so với những người khỏi bệnh cúm. Và họ có nguy cơ gặp phải những tác động đó cao hơn 16% so với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Khoảng một trong số 50 bệnh nhân Covid-19 bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, gây ra do một cục máu đông ảnh hưởng đến máu dẫn nuôi não.

Tuy nhiên, Covid-19 không nhất thiết làm tăng nguy cơ mắc toàn bộ bệnh thần kinh.

Theo Tiến sĩ Musa Sami, phó giáo sư lâm sàng về tâm thần học tại Đại học Nottingham, nghiên cứu này rất quan trọng vì số lượng hồ sơ bệnh nhân tuyệt đối mà các nhà nghiên cứu có thể phân tích.

Một bệnh nhân Covid-19 trong phòng ICU - Ảnh: Bloomberg

Sami, người không liên quan đến nghiên cứu, nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tra thêm về cách thức, chính xác về cách Covid-19 ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh như thế nào. Ông nói: “Tâm lý căng thẳng, thời gian nằm viện lâu hơn và đặc điểm của bệnh tật có thể đóng một vai trò nào đó”.

Masud Husain, giáo sư thần kinh học và khoa học nhận thức tại Đại học Oxford, đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu nhận định: “Thực sự những người bị bệnh Covid-19 rất nặng có nguy cơ phát triển các biến chứng thần kinh cao hơn, không giống như những gì chúng ta thấy với các biến chứng về sức khỏe tâm thần, mà ở mức độ nghiêm trọng hơn”.

Trước đó, một nghiên cứu vào tháng 2 đã theo dõi 381 bệnh nhân được điều trị Covid-19 tại một bệnh viện ở Rome, Ý và phát hiện ra rằng 30% trong số họ bị rối loạn căng thẳng sau khi hồi phục.

Một nghiên cứu tháng 12 trên tạp chí Neurology: Clinical Practice cho thấy Covid-19 có thể gây co giật và rối loạn vận động, ngay cả trong một số trường hợp bệnh diễn tiến ở mức trung bình.

Bình luận (0)

Lên đầu trang