(CAO) Cuộc bầu cử trên toàn nước Anh hôm 8-6 đã dẫn đến kết quả của “quốc hội treo”, sau khi không có đảng nào giành được đủ đa số ghế để thành lập chính phủ.
Tính đến 17h30 chiều 9-6 (giờ VN), đã có 649 trên tổng số 650 điểm bầu cử trên khắp Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland có kết quả. Dù vẫn còn điểm cuối cùng đang chờ kết quả chính thức nhưng với các con số đã có được, Thủ tướng đương thời Theresa May chắc chắn không thể lập tức thành lập chính phủ và tiếp tục nắm giữ chiếc ghế thủ tướng.
Càng tệ hơn, tình hình tại Vương Quốc Anh lúc này đang trong tình trạng “rắn không đầu” khi không có chính đảng nào giành đủ đa số ghế trong Nghị viện. Theo BBC, đảng Bảo Thủ của bà May dẫn đầu với 318 ghế, nhưng số ghế đủ để một đảng ở Anh có thể thành lập chính phủ phải là 326.
(CAO) Kết quả thăm dò phòng phiếu sơ bộ đến sáng ngày 9-6 cho thấy đảng Bảo thủ trở thành đảng giành số ghế lớn nhất trong cuộc bầu cử chọn vị trí 650 ghế ở Hạ viện Anh. Tuy nhiên đảng này không chiến thắng đủ số ghế để chiếm thế đa số.
Như vậy trong trường hợp kết quả bầu cử ở điểm cuối cùng mang về cho đảng Bảo Thủ thêm một ghế, thì đảng này vẫn không thể giành quyền điều hành đất nước.
Sự thất bại lần này đã khiến bà rơi vào thế May tự làm hại chính mình. Đích thân bà đã kêu gọi bầu cử sớm 3 năm để tận dụng lợi thế đang có hòng chiếm được số ghế cần thiết, qua đó đẩy nhanh quá trình đàm phán Brexit, đưa nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu EU.
Việc không có chính đảng nào có đủ 326 ghế đã đặt nước Anh trong tình trạng “quốc hội treo”. Bà May sẽ tiếp tục làm thủ tướng (trừ trường hợp từ chức) trước khi các giải pháp tiếp theo được đưa ra. Theo BBC, tình trạng “quốc hội treo” sẽ được chấm dứt nếu như đảng chiếm đa số phiếu liên minh với một hoặc nhiều đảng khác và tổng số phiếu hai đảng đạt đủ 326 phiếu hoặc hơn. Trong trường hợp đó, nước Anh sẽ có chính phủ liên minh. Lãnh đạo các đảng sẽ thống nhất để chọn ra thủ tướng.
Hiện tại đã có thông tin đảng Liên đoàn Dân chủ (DUP) đồng ý liên minh với đảng Bảo Thủ. Với 10 ghế trong Nghị viện, tổng số ghế của hai đảng ít nhất sẽ là 328 và đủ điều kiện thành lập chính phủ liên minh.
Tuy nhiên, rất có thể các đảng còn lại sẽ không đồng tình với khả năng này. Trước mắt, đối thủ của đảng Bảo Thủ là Công Đảng đang có ý định thành lập chính phủ thiểu số để điều hành đất nước. Thực tế thì nắm quyền đất nước sẽ vẫn là đảng có được nhiều ghế nhất trong Nghị viện. Tuy nhiên, quyền hành sẽ bị hạn chế đáng kể. Các chính sách sẽ khó được Nghị viện thông qua hơn do đảng cầm quyền không chiếm được đa số ghế.
Với thất bại lần này, bà May đang bị chỉ trích dữ dội. Lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn đã kêu gọi bà May hãy từ chức và Công Đảng đã “sẵn sàng để phục vụ”. Dù vậy, Thủ tướng Anh đã đưa ra tuyên bố cứng cỏi sẽ không từ chức và tiếp tục tìm ra giải pháp điều hành đất nước.
Việc thiếu vắng một chính phủ để cầm quyền đang đặt Brexit vào nguy cơ chậm trễ. Ngày ấn định để Anh bắt đầu đàm phán EU tại Brussel (Bỉ) là ngày 19-6. Tuy nhiên, khi trong tình trạng “quốc hội treo” thì việc tiến hành sẽ lại phải bị trì hoãn.
Khó khăn hơn là khi mà các chính sách của Brexit được đưa ra trước Nghị viện sẽ khó được chấp thuận. Sự chia rẽ nội bộ trong chính trường Anh mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa đảng Bảo Thủ và Công Đảng chắc chắn sẽ gây cản trở. Hiện tại đã xuất hiện lo ngại Brexit sẽ không bao giờ xảy ra dù cho cuộc trưng cầu dân ý ở Vương quốc Anh hồi năm ngoái đã mang đến kết quả này.