(CAO) Rốt cuộc, sự nghiệp chính trị của công chúa Thái Lan Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi kết thúc chỉ sau 3 ngày. Nhưng việc bà tuyên bố ra tranh cử thủ tướng cùng việc can thiệp của Hoàng gia Thái vào chính trường đã “gây sốc” cho dư luận nước này.
Năm nay 67 tuổi, là chị gái của nhà vua Maha Vajiralongkorn, công chúa Barnavadi đã bị chính em mình “tuýt còi” tư cách ra tranh cử vì “vi hiến”. Còn Uỷ ban bầu cử quốc gia sau phán quyết của nhà vua cũng từ chối cho bà ra tranh cử vì “không phù hợp”.
Việc công chúa Thái Lan ra ứng cử với tư cách thành viên của đảng Thai Raksa Chart, một đảng theo chủ nghĩa dân tuý ủng hộ cựu thủ tướng lưu vong Thaksin cho thấy sự chia rẽ của chính trường nước này giữa hai phe bảo hoàng và dân tuý.
Trong cuộc đảo chính quân sự năm 2014, thủ tướng Thaksin Shinawatra, em gái của Thaksin là “quân cờ” trong cuộc đối đầu giữa tầng lớp tinh hoa chính trị, dân thành thị và trung lưu ở Bangkok với đảng phái theo chủ nghĩa dân tuý vốn được người dân ở những khu vực nông thôn ở Bắc và Đông Bắc Thái Lan ủng hộ.
Nước cờ gây “khó chịu” của đảng Thai Raksa Chart chính là đề cử công chúa Thái ra ứng cử. Điều này nhằm bác chỉ trích của các đảng đối lập rằng Thaksin và các đồng minh của ông không trung thành với chế độ quân chủ. Ở Thái Lan, hoàng tộc được tôn sùng và việc xúc phạm nhà vua cùng gia đình hoàng tộc có thể lãnh án tù lên đến 15 năm.
Công chúa Thái Lan Barnavadi - Ảnh: Reuters
Theo truyền thống lâu đời, gia đình hoàng gia giữ mình trên môi trường chính trị và là một biểu tượng của văn hoá Thái Lan.
Theo Reuters, từ năm 2005, khi những người biểu tình hầu hết từ tầng lớp trung lưu và thành thị bắt đầu biểu tình chống lại sự cai trị của gia tộc Thaksin, họ gọi biểu tình của lực lượng chống Thaksin là để bảo vệ chế độ quân chủ.
Những người biểu tình ban đầu mặc màu vàng - màu tượng trưng của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej - để thể hiện sự tôn kính của họ đối với chế độ quân chủ và văn hóa Thái Lan mà họ cho rằng Thaksin đang đe dọa nó thông qua hoạt động tham nhũng và củng cố quyền lực cá nhân của mình.
Khi quân đội đảo chính Thaksin năm 2006, nền chính trị Thái Lan bị cuốn vào vòng quay khi các đồng minh của Thaksin chiến thắng trong cuộc bầu cử và sau đó bị lật đổ bởi các phán quyết của tòa án hoặc đảo chính - gần đây nhất là vào năm 2014, khi quân đội lật đổ tàn dư của chính phủ ủng hộ Thaksin được dẫn dắt bởi bà Yingluck, em gái của ông.
Việc đề cử công chúa Udolratana là đảng Thai Raksa Chart là nỗ lực thu hút cử tri từ sự hấp dẫn của người trong hoàng tộc ra tranh cử với tư cách là một công chúa theo chủ nghĩa dân túy.
Phiếu đăng thông tin tranh cử của công chúa Thái Lan - Ảnh: Reuters
Nhưng nỗ lực đưa vị công chúa này ra tranh cử đã nhanh chóng khép lại bởi anh trai cô, người đã lên ngôi năm 2016, sau cái chết của vua cha, và sẽ chính thức lên ngôi vào tháng năm tới: Quốc vương Maha Vajiralongkorn "tuýt còi".
Tuy nhiên, sự tham gia chóng vánh của một thành viên hoàng gia vào chính trị có thể làm sâu sắc thêm sự chia rẽ chính trị của Thái Lan. Anusorn Unno, Trưởng khoa Xã hội học và Nhân chủng học tại Đại học Thammasat nhận định với Reuters.
Đối với những người ủng hộ đảng Thai Raksa Chart , điều này đã tạo thiện cảm của cử tri với đảng hơn ... Những người này sẽ xem đảng Thai Raksa Chart là nạn nhân trong tình huống này.