Thế giới trong tuần qua ảnh

Chủ Nhật, 03/04/2016 11:10  | Anh Duy

|

(CAO) Tuần qua, dòng thời sự quốc tế xoay quanh vụ tên không tặc Seif El Din Mustafa đe dọa phi công máy bay của hãng Egyptair, buộc máy bay chuyển hướng đáp xuống đảo Síp để hắn ta…thăm vợ cũ ở gần sân bay.

Tuần này cũng chứng kiến bước ngoặt lớn trên chiến trường chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khi quân đội, Syria với sự hỗ trợ của không quân Nga đã tái chiếm được thành phố cổ Palmyra bị IS chiếm đóng từ tháng 5-2015.

Ở Đông Nam Á, Myanmar ra mắt chính quyền dân sự. Ông Htin Kyaw đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trong khi bà Suu Kyi trở thành “siêu bộ trưởng” đảm nhận cùng lúc chức bộ trưởng của 4 bộ kiêm vị trí “Cố vấn quốc gia”. Một tương lai mới mở ra cho đất nước này sau hàng thập kỷ bị điều hành bởi chính quyền quân sự.

Tất cả những biến động quốc tế trong tuần đã hiện lên sinh động qua những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia khắp nơi trên Thế giới.

Một người đàn ông không rõ danh tính chật vật thoát thân khỏi chiếc Airbus A 320 của hãng hàng không Egyptair đậu tại sân bay Lamaca (đảo Síp) hôm 29-3 . Bên trong, tên không tặc Seif El Din Mustafa khống chế các hành khách và phi hành đoàn  - Ảnh: REUTERS/Yiannis Kourtoglou
Một cây cầu vượt trên cao ở thành phố  Kolkata (Ấn Độ) bất ngờ đổ sập vào ngày 31-3 khiến hàng chục người thương vong. Công tác điều tra nguyên nhân vẫn đang được tiến hành - Ảnh: REUTERS/Rupak De Chowdhuri

 

Tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw và bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo NLD (phải) đến Quốc hội vào ngày 30-3. Myanmar đã có chính quyền dân sự đầu tiên sau hàng thập kỷ bị điều hành bởi chính quyền quân sự - Ảnh: Reuters

 

Cảnh binh Pháp phun hơi cay giải tán đám đông biểu tình, với sự tham gia của nhiều thành phần từ người thất nghiệp đến sinh viên hôm 31-3. Đây là một hoạt động trong làn sóng biểu tình đòi cải cách lao động ở Pháp - Ảnh: REUTERS / Pascal Rossignol

 

Một người đàn ông ngồi ở khu trại của người di cư và tị nạn ở khu vực Nam Âu, gần biên giới Hy Lạp-Macedonia ngày 1-4 . Làn sóng nhập cư tràn đến châu Âu vẫn đang là vấn đề "nhức nhối", chưa có hướng giải quyết thấu đáo - Ảnh: REUTERS/Marko Djurica

 

Những đứa trẻ chơi cricket ở khu phố cổ tại thành phố New Delhi (Ấn Độ)  ngày 31-3. Đời sống trả em ở ngoại ô nhiều thành phố phát triển nóng ở châu Á như New Delhi  vẫn còn khó khăn - Ảnh: REUTERS/Anindito Mukherjee
Vợ chồng tổng thống Mỹ Obama thực hiện những động tác mô tả tình tiết trong một cuốn truyện thiếu nhi trước đám trẻ đang chăm chú lắng nghe  ở Nhà Trắng vào ngày 28-3 - Ảnh:REUTERS/Yuri Gripas
Một bệnh nhân tâm thần tên Jumiya bị chính cha mẹ mình nhốt trong chiếc cũi gỗ ở  làng Jambu, huyện Serang, tỉnh Banten, Indonesia. Hệ thống y tế chăm sóc bệnh nhân tâm thần thiếu hụt ở Indonesia, nhất là ở những vùng xa xôi  khiến nhiều bệnh nhân bị người thân giam ở nhà để tự chữa trị .- Ảnh: REUTERS/Beawiharta
Những đứa trẻ đứng trước mảng tường loang lổ vết đạn bắn ở một trường học tại Damascus- Syria. Cuộc nội chiến 5 năm qua tại nước này đã khiến mọi thứ tang hoang - Ảnh: REUTERS/Bassam Khabieh
Những gì còn sót lại của di tích đền Bel hôm 1-4 ở thành phố cổ Palmyra. Thành phố với những di tích lịch sử hàng ngàn năm đã bị IS phá hủy trong hơn gần 1 năm chiếm đóng. Khi quân chính phủ Syria tái chiếm lại Palmyra trong tuần này từ tay IS, những di dích giá trị chỉ còn lại là đống xà bần tan hoang thế này  - Ảnh: REUTERS/Omar Sanadiki
Một con búp bê nằm trên chiếc giường sắt  trong một vườn trẻ bỏ hoang ở Pripyat, thành phố nằm gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.  Pripyat vẫn bị bỏ hoang sau 3 thập kỷ xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl do nồng độ phóng xạ cao ở đây .- Ảnh: REUTERS/Gleb Garanich

Bình luận (0)

Lên đầu trang