Vịnh hẹp là nguyên nhân khiến Palu thiệt hại nặng sau sóng thần

Thứ Ba, 02/10/2018 13:24  | Anh Duy

|

​(CAO) Đến ngày 2-10, AFP đưa tin ít nhất đã có 844 người được tin đã chết sau thảm hoạ động đất – sóng thần ở Indonesia. Thiệt hại nặng nhất là thành phố Palu nơi người dân chết chủ yếu do sóng thần ập vào cuốn trôi tài sản lẫn nhân mạng.

Sau khi xem xét địa mạo nơi đây, các nhà khoa học chỉ ra chính bờ vịnh nhỏ hẹp, ăn sâu vào đất liền của Palu là nguyên nhân chính gây thiệt hại. Địa mạo dạng này đóng vai trò như một “chiếc phễu” dẫn những con sóng dữ dâng cao ập vào bờ với mức độ mạnh hơn so với vịnh biển có bề ngang rộng.

Theo Jane Cunneen – nghiên cứu sinh ở Khoa Khoa học và Kỹ thuật – Đại học Curtin (Úc) thì đợt sóng ập vào cao ít nhất 2 đến 3 mét, thậm chí là gấp đôi.

Còn Baptiste Gombert, một chuyên gia về khoa học trái đất đến từ Đại học Oxford cho biết: “Trong đa số trường hợp, sóng thần được tạo ra bởi động đất mạnh, tạo ra sự dịch chuyển theo chiều dọc với quy mô lớn của đáy biển”.

Tuy nhiên sóng thần ập vào Palu lại được tạo ra bởi các mảng kiến tạo (khối vỏ trái đất) dịch chuyển trượt lên nhau theo mặt phẳng nằm ngang. Việc này ít có khả năng gây ra sóng thần, vì chúng không khiến nước dưới đáy biển tràn lên” – Cunneen nhận định.

Vịnh biển ăn sâu và hẹp của Palu khiến những con sóng 2-3 mét trở thành hung thần khi tràn vào - Ảnh: CNN

Vậy thì vì sao Palu chịu thiệt hại nặng?. Chỉ có thể giải thích bằng địa mạo của vịnh biển Palu. Đây là một vịnh biển có chiều ngang hẹp, nhìn như một con kênh dài dẫn nước biển tiếp cận thành phố. "Hình dạng của vịnh chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong việc khuếch đại kích thước của các con sóng" - Anne Socquet, một chuyên gia về động đất tại Viện Khoa học Trái đất ở Grenoble nhận định. "Vịnh hoạt động như một cái phễu dẫn sóng thần vào”.

Khi vịnh hẹp lại và trở nên nông hơn, nước bị đẩy lên từ phía dưới và dâng cao đột ngột từ hai bên thành vịnh cùng một lúc. Một yếu tố thứ hai là quy mô và vị trí của trận động đất. 7,5 độ richter là một trận động đất mạnh, chỉ một số ít đạt cấp độ này được ghi nhận hàng năm.

Gombert cho rằng đợt sóng đánh vào Palu gặp vịnh biển hẹp, cạn khiến nó khi càng tiến vào bờ càng dịch chuyển nhanh và cao độ của con sóng được đẩy lên cao hơn.

Cận cảnh vịnh biển hẹp như một chiếc phễu của Palu - Ảnh: CNN

Sóng dạng này còn gây lở đất cục bộ trong vịnh biển gây ra sức tàn phá lớn. Nếu nó ập vào bờ vịnh dài, rộng hơn thì thiệt hại đã không lớn.

Một góc Palu tan hoang sau sóng thần - Ảnh: CNN

Bình luận (0)

Lên đầu trang