Trong bài viết này, Bác nêu rõ: “Nhiệm vụ của Công an là bảo vệ Nhân dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế.
Muốn làm tròn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, Công an cần phải đoàn kết Nhân dân, tổ chức và giáo dục Nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của Nhân dân.
Như vậy, Nhân dân sẽ ra sức giúp Công an làm tròn nhiệm vụ. Ở Thủ đô Hà Nội ta - một chàng tuổi trẻ thuê một xe xích lô chở một chiếc xe đạp mới tinh.
Đồng chí xích lô thầm nghĩ: Kỳ quái! Chàng này có xe đạp mới, vì sao lại đi xích lô? Cũng như những công nhân Thượng Hải, người công nhân Hà Nội chở cả khách lẫn xe đạp đến một đồn Công an.

Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, bất kể ngày đêm, lực lượng Công an cơ sở ở TPHCM luôn tiếp tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men cho người dân bất cứ khi nào cần thiết
Xét ra, thì người khách kia vừa mới xoáy chiếc xe đạp của người khác, nhưng vì xe đạp có khóa, anh chàng "dong" đi không được, phải thuê xích lô.
Việc trên đây tỏ rằng: Khi Nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ công dân của mình, khi Công an được Nhân dân giúp sức, thì lũ gian tế không thể nào lọt lưới và trị an trật tự sẽ được hoàn toàn”.
Câu chuyện trên chứa đựng nhiều bài học và thông điệp quan trọng, không chỉ về công tác bảo vệ trật tự xã hội mà còn về sự đoàn kết giữa Công an và Nhân dân cũng như các lực lượng khác trong việc duy trì an ninh, trật tự.
Trước hết là nói về mối quan hệ mật thiết giữa lực lượng Công an và Nhân dân.
Bài viết của Bác Hồ nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của Công an là bảo vệ Nhân dân và giữ gìn trật tự xã hội. Tuy nhiên, Công an không thể làm tròn nhiệm vụ này nếu thiếu sự giúp đỡ và hợp tác từ Nhân dân.
Trong câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng một công dân nhận thức rõ về trách nhiệm của mình và đã giúp Công an phát hiện ra hành vi vi phạm.
Điều này chứng minh rằng, khi Nhân dân được tuyên truyền, giáo dục để hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, họ sẽ tự giác tham gia vào việc giữ gìn trật tự xã hội.
Bên cạnh đó, luôn cần sự tỉnh táo, cảnh giác và sự tham gia của Nhân dân vào công cuộc bảo vệ an ninh. Việc người công nhân ở Hà Nội chú ý đến hành vi của người khách thuê xích lô và nhận ra hành vi bất thường là minh chứng cho sự cảnh giác và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ trật tự.
Như vậy, Nhân dân có trăm ngàn tai mắt có thể nhìn thấy gần như mọi điều trong thực tế, kể cả các hành vi sai trái, bất lương. Bài học rút ra là mỗi công dân đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn an ninh trật tự, không phải chỉ dựa vào lực lượng Công an mà cần có sự hợp tác, thông tin và hỗ trợ từ cộng đồng xã hội.
Thời gian qua, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở khắp các địa phương đã được thực hiện rất tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát hiện kịp thời các hình thức và đối tượng tội phạm, cần được tiếp tục phát huy cao độ hơn nữa.

Công an và nhân dân cùng làm đường giao thông, góp phần xây dựng nông thôn mới
Không chỉ vậy, câu chuyện còn gợi ra sự phối hợp chặt chẽ để xử lý các vấn đề xã hội.
Ở đây, Bác Hồ nhấn mạnh rằng để Công an hoàn thành nhiệm vụ, cần có sự đoàn kết giữa các lực lượng thực thi pháp luật và Nhân dân.
Mỗi người dân, dù là công nhân hay người dân bình thường, đều có thể đóng góp vào công cuộc bảo vệ an ninh. Trên thực tế, không chỉ có công an mà với các lực lượng, chủ thể khác cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ.
Thí dụ, lực lượng thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất cần tai mắt của Nhân dân để phát hiện các trường hợp vi phạm; các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong rất nhiều vấn đề, vụ việc chứ không thể việc ai người ấy làm hoặc việc địa phương nào thì chỉ địa phương đó biết…
Điều này cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một cộng đồng, xã hội gắn kết, nơi mọi người, mọi tổ chức cùng nhau bảo vệ lợi ích chung, giữ gìn trật tự và đảm bảo sự bình yên cho xã hội.
Bác Hồ cũng phê phán các hành vi vi phạm pháp luật và đề cao sự tôn trọng pháp luật. Qua câu chuyện trên, Bác Hồ gián tiếp phê phán những hành động trộm cắp.
Đây là một lời nhắc nhở về sự cần thiết phải tôn trọng pháp luật và hành vi đạo đức trong xã hội. Bài học ở đây là khi pháp luật được thực thi nghiêm minh, sự gian lận và vi phạm sẽ không thể tồn tại lâu dài.
Hiện nay, toàn xã hội đang lên án mạnh mẽ các thủ đoạn phạm tội tinh vi thông qua việc sử dụng các thiết bị công nghệ, như để lừa đảo, tấn công vào tài khoản ngân hàng, lấy cắp mật khẩu của một số loại tài khoản…
Để ngăn chặn loại tội phạm này cần tuyên truyền rộng rãi cho người dân nâng cao cảnh giác và nắm rõ thủ đoạn phạm tội cũng như cách ứng xử phù hợp. Có như vậy thì bọn tội phạm đó mới không còn đất sống.
Một vấn đề khác cũng rất có ý nghĩa là đề cao tầm quan trọng của việc tuyên truyền, giáo dục Nhân dân.
Ở câu chuyện trên, Bác Hồ không chỉ kêu gọi Công an làm tốt nhiệm vụ mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyên truyền và giáo dục Nhân dân.
Một xã hội chỉ thực sự ổn định khi người dân có đủ nhận thức và trách nhiệm đối với các vấn đề thiết thân của mình, trong đó có an ninh trật tự.
Việc tuyên truyền, giáo dục Nhân dân về quyền và nghĩa vụ của mình sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách góp phần vào sự an toàn của cộng đồng, từ đó có thể tự bảo vệ mình và tham gia bảo vệ người khác, bảo vệ cộng đồng.
Câu chuyện và bài viết của Bác Hồ cho thấy sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an và Nhân dân trong việc bảo vệ an ninh trật tự.
Bài học quan trọng là mọi người dân đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn trật tự xã hội, và khi Công an nhận được sự giúp đỡ của Nhân dân, các hành vi phạm pháp sẽ khó thể xảy ra mà không bị phát hiện hoặc không bị xử lý.
Mọi thành viên của xã hội cần phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ để cùng nhau xây dựng một xã hội an toàn, công bằng và bình yên.