(CAO) Ngày 7-3, Ban Pháp chế HĐND TP.HCM tiến hành khảo sát tình hình thực hiện công tác Phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn quận 1, quận 10 và quận 4 .
(CAO) Vụ cháy xảy ra tại bãi phế liệu nằm trên đường Võ Trần Chí gần cầu Kênh 5, Q.Bình Tân, TP.HCM.
Theo Thượng tá Lê Quốc Bảo, Trưởng phòng CSPCC quận 1 và quận 10, năm 2016 đã xảy ra 130 tai nạn, sự cố cháy nổ, trong đó có 22 vụ cháy, 84 điểm báo cháy và 23 vụ cứu hộ-cứu nạn. Đánh giá tình hình cháy nổ, Thượng tá Bảo cho biết số vụ cháy, người chết có giảm nhưng số người bị thương (7 người) và thiệt hại tài sản (hơn 40 tỷ đồng) tăng cao trong vòng 10 năm nay, cho thấy nguy cơ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng vẫn đang diễn biến rất phức tạp.
Kiểm tra công tác PCCC
Nguyên nhân về sự cố chủ yếu do hệ thống, thiết bị điện và hàn cắt kim loại. Các đối tượng có nguy cơ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản vẫn là hầm để xe, trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, khu vui chơi giải trí tập trung đông người…
Thượng tá Bảo cho rằng, một số người đứng đầu cơ sở chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác PCCC; việc sử dụng quá tải nguồn điện vẫn còn trong khu dân cư, cơ sở trên địa bàn quản lý, bên cạnh đó hệ thống, thiết bị điện cũ kỹ chính là “thủ phạm” gây cháy nhiều trong thời gian qua.
Giải pháp mà Phòng CSPCCC quận 1 và quận 10 là nâng cao hiệu quả phối hợp với các đơn vị điện lực, tăng cường các biện pháp, tuyên truyền sử dụng điện an toàn PCCC góp phần hạn chế nguy cơ cháy do điện gây ra.
Theo Thượng tá Võ Văn Sơn - Trưởng phòng CSPCCC quận 4, mặc dù triển khai quyết liệt, tăng cường các biện pháp về công tác PCCC, tuy nhiên trên địa bàn quận vẫn chưa kéo giảm số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra (8 vụ cháy, 1 vụ tự đốt và 13 điểm báo cháy).
Ông Trương Lâm Danh-Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM
Hạn chế là do công tác tuyên truyền, hướng dẫn an toàn PCCC đến người dân, doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả cao, phương pháp và nội dung chưa thu hút người nghe để tự giác thực hiện; tâm lý người dân vẫn còn chủ quan, không quan tâm nhiều trong công tác PCCC, không trang bị bình chữa cháy tại nhà khi có sự cố không có phương tiện để chữa cháy.
Lãnh đạo cấp phường chưa quan tâm sâu sát, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định pháp luật, tâm lý chung vẫn coi đây là trách nhiệm chính của lực lượng CSPCCC. Lực lượng dân phòng thường xuyên thay đổi nên khó trong công tác phân công xử lý kịp thời các vụ cháy mới phát sinh; các phương tiện PCCC tại chỗ bố trí chưa phù hợp, kiểm tra bảo dưỡng bảo trì không thường xuyên. Nhiều tuyến đường trên địa bàn quận nhỏ hẹp, xe chữa cháy không thể tiếp cận do người dân buôn bán lấn chiếm, trụ nước chữa cháy thiếu trong các hẽm sâu.
Ông Trương Lâm Danh-Trưởng ban Pháp chế lưu ý, lực lượng PCCC quận 1, quận 10, quận 4 tăng cường kiểm tra các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, tập trung vào những cơ sở vi phạm theo luật PCCC như vựa phế liệu, trường học, nhà hàng, siêu thị…; phối hợp chặt chẽ với ngành điện, UBND các phường thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện trong khu dân cư, đặc biệt chú ý việc câu móc điện không đảm bảo.