Còn trước đó, vào hồi đầu năm nay, TP cũng ghi nhận và 'điểm mặt' tới hơn 300 dự án cao tầng cùng tình trạng tương tự. Rõ ràng, để giảm thiểu rủi ro về người và tài sản khi phát sinh hỏa hoạn, việc đảm bảo các trang thiết bị báo cháy và chữa cháy trong nhà đi kèm với kiến thức thoát nạn – cứu nạn cho người dân là hết sức quan trọng.
“Giờ vàng” chữa cháy
Điểm lại những tai nạn cháy, nổ trong thời gian qua, phần lớn nguyên nhân phát sinh từ sự cố chạm, chập các thiết bị điện trong nhà. Ngay sau khi sự cố hỏa hoạn ở Bình Dương xảy ra, phóng viên Chuyên đề Công an TPHCM đã có cuộc khảo sát nhanh tại các hộ dân sinh sống tại các khu vực đông đúc dân cư.
Như tại khu Mả Lạng (P.Nguyễn Cư Trinh Q.1), ghi nhận rất nhiều hộ gia đình đang sử dụng những thiết bị điện “già nua”, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Dù sống cận kề với nguy hiểm song khi được phóng viên đặt câu hỏi về các kiến thức về dùng điện an toàn, đáp án mà chúng tôi nhận về chỉ là những nụ cười gượng gạo.
Phần lớn nguyên nhân phát sinh từ sự cố chạm, chập các thiết bị điện trong nhà
Còn tại khu phố Tây Bùi Viện (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1), nép sau những quán bia club với đèn chớp, bảng hiệu và tiếng nhạc xập xình là những búi dây diện loằng ngoằng. Thay vì chú tâm đến việc theo dõi và bảo trì liên tục hệ thống điện thì các ông bà chủ chú tâm đến việc khắc phục, sửa chữa thiết bị điện theo kiểu chắp vá. Sự cố tới đâu sửa tới đó và chỉ chấp nhận thay mới khi không thể sử dụng được nữa.
Chiều muộn 08-9, tại một tiệm bia club ở con phố Tây này, chúng tôi bắt gặp cảnh một nhân viên đang hí húi đấu nối lại hệ thống điện cho dàn đèn LED mà quán này mới tậu. Dù hệ thống đèn LED cần một nguồn cấp điện lớn đi kèm với các thiết bị tự động ngắt, đảm bảo an toàn khi phát sinh sự cố song tất cả chỉ được làm rất sơ sài.
Để tiết kiệm chi phí, chủ quán còn tận dụng cả nhân viên phục vụ để thi công hệ thống dù kiến thức an toàn điện của người này chưa được kiểm chứng!
5 phút đầu tiên sau khi đám cháy xảy ra là giai đoạn hết quan trọng, đây chính là thời điểm quan trọng giúp để khống chế, dập tắt lửa
Theo các chuyên gia, đám cháy dù lớn hay nhỏ đều có chung một…“yếu điểm”, người dân nếu nắm vững quy luật hoàn toàn có thể dễ dàng khống chế được “giặc lửa” – đó là “giờ vàng” để chứa cháy! Giải thích cho khái niệm này, cán bộ tuyên truyền của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, CATP cho biết: “5 phút đầu tiên sau khi đám cháy xảy ra là giai đoạn hết quan trọng, đây chính là thời điểm rất quan trọng giúp để khống chế, dập tắt lửa”. Tuy nhiên, dù là kỹ năng sinh tồn đặc biệt quan trong song số người biết và hiểu kiến thức này vẫn chưa nhiều.
Đặc biệt, với các sự cố về chạm, chập và thiết bị điện gây cháy, việc nắm vững các kiến thức phòng chống và tận dụng tốt “giờ vàng” để chế ngự được lửa dữ thì thông tin buồn về những vụ hỏa hoạn trong tương lai sẽ được giảm thiểu tối đa. “Để tận dụng được thời điểm này một cách hiệu quả thì chính người dân phải là một pháo đài phòng cháy chữa cháy tại nơi sinh sống và làm việc. Trong thời gian qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã triển khai nhiều mô hình, lấy người dân làm trung tâm để chữa cháy từ cơ sở mang lại nhiều hiệu quả đáng kể” – Đại tá Huỳnh Quang Tâm, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH CATP chia sẻ.
“Nâng cao trách nhiệm PCCC trong người dân!”
Đây là nhận định của Đại tá Huỳnh Quang Tâm với phóng viên Chuyên đề Công an TPHCM vào hồi đầu tháng 7. Đây cũng là thời điểm mô hình chữa cháy tự quản - được gọi chung với cái tên “Chữa cháy liên gia” chính thức được đưa vào hoạt động. Đây là phát kiến hay do Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH xây dựng với mong muốn nâng cao kiến thức, ý thức cũng như duy trì tâm thế sẵn sàng PCCC trong người dân.
“Giá như những vụ cháy này được phát hiện và ứng cứu kịp thời thì đã có thể hạn chế tối đa sự đau thương, mất mát này. Giá như ngay vừa khi hoả hoạn xảy ra, nạn nhân kịp thời thông báo đến hàng xóm nhờ trợ giúp để tranh thủ được thời điểm vàng thì đã dễ dàng ngăn chặn giặc lửa” - Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH bộc bạch khi những nỗi đau do hỏa hoạn liên tiếp ập đến.
Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH Bộ Công an hướng dẫn người dân sử dụng bình chữa cháy
Chính từ lẽ này, sau khi tiếp nhận chỉ đạo của Bộ Công an – Kế hoạch 273, CATP đã yêu cầu BCH Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH chủ động xây dựng các mô hình, phát kiến hay trong nhân dân để chủ động phòng chống các rủi ro do cháy, nổ gây ra.
Mô hình tổ liên gia an toàn PCCC và điểm chữa cháy công cộng sau thời gian “thai nghén” đã được triển khai rộng rãi, bao quát tới từng phường, xã ở khắp các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã nhận về nhiều sự đánh giá tích cực từ người dân. “Đây là mô hình rất thiết thực, có thể liên kết bà con trong cùng khu phố để cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có sự cố xảy ra” – chú Nguyễn Hữu Hạnh, một cán bộ CA về hưu ở Q.Tân Phú đã thốt lên trong ngày mô hình liên gia về với địa phương này.
Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH Bộ Công an dẫn đoàn kiểm tra mô hình “Tổ Liên gia an toàn PCCC” trên đường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Bá Lộc – Đại diện Tổ Liên gia KP.5 (P.Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú) cho biết, đường Phú Thọ Hoà được mệnh danh là nơi kinh doanh vải nổi tiếng trên địa bàn TP.
Bà con chung tay, góp tiền lắp đặt xe chữa cháy lưu động
Tại KP.3, P.7, Q.8, trước nguy cơ cháy nổ rình rập, bà con tại đây đã chủ động góp tiền trang bị xe chữa cháy mini. Xe chữa cháy lưu động có trọng tải hơn 02 tấn, chở theo máy bơm cao áp, bình nước có sức chứa hơn 1.600 lít và nhiều vật liệu chuyên dụng (bình chữa cháy, búa, thang, kềm cộng lực…).Với thiết kế nhỏ, gọn, xe có thể len lọi vào các hẻm nhỏ, tiếp cận đám cháy nhanh.
Chính vì vậy, mỗi nhà đều chất rất nhiều loại vải và các mặt hàng liên quan. Những vật liệu này không những dễ bắt lửa mà khi cháy còn toả ra nhiều khói, khí độc, khó dập tắt, rất nguy hiểm. Điển hình là vụ cháy cuối năm 2019 đã thiêu rụi nhiều cơ sở kinh doanh liền kề.
“Chính vì vậy, ngay sau khi được chính quyền địa phương phổ biến và triển khai mô hình Tổ Liên gia an toàn PCCC và Điểm chữa cháy công công thì chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi. Bởi thông qua những kiến thức, kỹ năng và những dụng cụ được trang bị để xử lý khi có sự cố phát sinh khiến chúng tôi rất an tâm” - ông Lộc nhấn mạnh!
Thông qua từng tình huống giả định về hàng loạt các sự cố cháy, nổ thường xảy ra mà các tổ chữa cháy liên gia được tập huấn, người dân đã có dịp trau dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích trong công tác đấu tranh phòng ngừa “giặc lửa”. Những buổi tập huấn, mô phỏng này thường xuyên được các CBCS của Đội Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức để làm sao, khi sự cố xảy ra… mỗi người dân sẽ là một chiến sĩ phòng cháy, mỗi gia đình sẽ là một “pháo đài” chống “giặc lửa”.
Chính những hiệu quả thiết thực này đã giúp mô hình liên gia nhanh chóng lan toả đến từng hộ dân, từng khu phố trong thời gian qua!
Vai trò thầm lặng của lực lượng PCCC tại chỗ
Dựa trên những đặc điểm, tình hình của TP, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã xây dựng lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, và lực lượng PCCC chuyên ngành (gọi tắt là lực lượng PCCC tại chỗ) đã phát huy hiệu quả, kịp thời ngăn chặn sự lớn mạnh của “bà hoả” từ ngay khi có dấu hiệu phát sinh. Bởi đây là lực lượng đầu tiên phát hiện cháy, nổ đóng vai trò quyết định, tiên quyết trong quá trình cứu cháy ở giai đoạn đầu, góp phần kéo giảm thiệt hại về người và tài sản.
Xe chữa cháy tại Quận 8 được bà con chung tay góp tiền lắp ráp
Đến nay, TP đã có đủ 1.991 đội dân phòng tại 1.991 khu phố, ấp với tổng số 21.461 đội viên (tăng 4,82% so cùng kỳ); 41.461 đội PCCC cơ sở (tăng 39,69%) với 305.038 đội viên; 17 đội PCCC chuyên nghiệp với 550 đội viên.
Các lực lượng PCCC này được huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH để tự tổ chức kiểm tra, tuần tra, canh gác tại địa phương, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các sự cố cháy nổ ngay từ khi mới phát sinh.
Theo đó, mỗi năm lực lượng này đã tự tổ chức kiểm tra từ 120.000 -170.000 lượt cơ sở và tự tổ chức thực tập từ 18.000-24.000 lượt phương án về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nhờ vậy, lực lượng PCCC tại chỗ đã góp phần không nhỏ trong công tác chữa cháy, ngăn cháy lan, cháy lớn, đặc biệt tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, xí nghiệp xăng dầu Cát Lái Petex, KCX Tân Thuận,… và hỗ trợ chữa cháy tại các địa bàn lân cận.
Các CBCS PCCC tham gia diễn tập PCCC giả định cùng các tổ chữa cháy liên gia
Nhằm nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ, bên cạnh việc tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, TP còn chú trọng trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy hiệu quả như: khoá mở trụ nước, vòi chữa cháy, thang chữa cháy, quần áo, găng tay chống cháy, khẩu trang chống độc, bình khí CO2, đèn pin chuyên dụng, dây cứu người, hộp cứu thương…
Ngoài ra, lực lượng PCCC chuyên ngành còn tự trang bị được 33 xe phục vụ công tác PCCC&CNCH, 27 máy bơm chữa cháy di động, 673 cuộn vòi chữa cháy, 174 lăng A, 47 khoá mở trụ nước, 879 bình bột chữa cháy loại 8kg và nhiều vật dụng khác.
Trong 5 năm qua, lực lượng PCCC tại chỗ đã kịp thời xử lý 4.650/6.245 sự cố về cháy (chiếm gần 65%) và phối hợp tham gia giữ gìn an ninh trật tự trong việc triển khai chữa cháy gần 1.600 vụ với lực lượng Cảnh sát PCCC.
Kiến thức quan trọng để hạn chế nguy cơ cháy nổ vì điện
Để hạn chế hoả hoạn từ điện mà ra, trước khi lắp đặt bất cứ thiết bị điện nào trong nhà thì người dân cũng cần lựa chọn kỹ càng, đúng chuẩn, phù hợp công năng; thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn điện, cầu chì, cầu dao,… khi phát hiện nứt nẻ, gỉ sét, cũ kỹ thì phải nhanh chóng thay mới. Khi phát hiện đầu nối điện (công tắc, ổ cắm, hộp đấu dây, mối nối trên đường dây,…) có dấu hiệu đánh lửa thì phải cách ly chúng ra khỏi nguồn điện và nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn sửa chữa. Không để những đầu nối điện gần các chất dễ cháy nổ như: xăng, dầu, lửa, vải, giấy,… Ngoài ra, không được ra khỏi nhà khi các thiết bị phát sinh nhiệt còn hoạt động (bếp nấu ăn, bàn ủi, nhang, đèn dầu,…). Không tàng trữ các chất dễ cháy nổ…
(CATP) Vụ việc thương tâm xảy ra tại karaoke An Phú (TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương) khiến dư luận không khỏi nhớ lại ký ức kinh hoàng của trận hỏa hoạn lịch sử tại chung cư Carina (Q.8, TPHCM) vào năm 2018 làm 13 người thiệt mạng, hay vụ cháy tòa cao ốc ITC (Q.1, TPHCM) vào đầu những năm 2000, đã tước đi sinh mạng của 60 người.