"Nhạc lửa" và hình xăm bốn con số 7
Ngày Sài Gòn giải phóng, Trần Nhạc đang học tú tài một, là con em gia đình lao động nghèo thành thị. Cũng như vô số học sinh, sinh viên khi ấy, anh hăng hái tham gia vào lực lượng tự quản bảo vệ An ninh trật tự cho Thành phố buổi giao thời.
Đầu năm 1977, mới mười chín tuổi, Nhạc đã vào lực lượng hình cảnh thuộc Đội đặc nhiệm chống cướp trên đường phố. Sau vài vụ bắt cướp lẻ tẻ, Nhạc được cử làm trưởng tổ trinh sát đánh băng cướp khét tiếng Sơn lửa. Đây là đám tàn quân của lực lượng lính dù, người nhái Sài Gòn cũ. Chúng thiện chiến, bắn súng giỏi và vô cùng hung ác. Chúng thường đi Honda 90 đôn dên, xoáy nòng giết người cướp của ngang nhiên giữa ban ngày.
(CAO) Theo dẫn mối, cô mím môi bán trinh để có 15 triệu đồng biến căn từ đường dột nát thành nhà xây cấp 4 lợp tole. Người mua cô là một du khách Singapore...
Khi bị truy đuổi, chúng phóng xe trên đường phố đông đúc với tốc độ kinh hồn và vãi đạn không thương tiếc vào bất cứ ai. Tổ trinh sát của Nhạc đụng độ với chúng ở khu chợ cũ quận Nhất. Các anh chỉ có K54, ru-lô; còn chúng sử dụng tiểu liên cực nhanh M16 và AK báng gấp. Nhờ một đơn vị bộ đội đang bảo vệ ngân hàng gần đó chi viện, ba tên cướp bị tiêu diệt tại chỗ.
Tên cầm đầu nhảy lên mô tô của một đàn em phóng ra đường Hàm Nghi. Nhạc kéo ga chiếc Honda 67 đuổi bám theo quyết liệt. Tiếng máy rú kinh hoàng của cả hai xe làm tất cả các phương tiện đang lưu thông dạt hết vào lề. Sơn lửa tay trái bấu chặt áo pilot của gã cầm lái, tay phải rút súng ngắn bắn mấy phát vào Nhạc.
Cứ mỗi lần thấy cánh tay hắn đưa ra, Nhạc lại đánh võng nên hắn bắn trượt. Khi xe đã lao lên song song với xe bọn cướp, Nhạc chơi đòn hy sinh. Anh bay qua đẩy tên ngồi sau cùng với cả chiếc xe ngã xuống đường. Hắn ngất đi một lát, rồi vùng dậy quật ngược, đè Nhạc xuống. Nhạc bập được còng số 8 vào một tay của hắn, lăn ra ngoài giật mạnh đầu còng còn lại. Hắn bị sái tay và đập mặt xuống đường. Đồng đội phía sau kịp lên hỗ trợ anh khống chế hai tên cướp. Bắt được Sơn lửa là một thắng lợi lớn. Lúc cả đội liên hoan với mấy xị rượu đế, một trinh sát kể:
- Tao đuổi phía sau, thấy thằng Nhạc bay qua xe của bọn cướp như trong phim. Lúc nó với thằng cướp văng xuống đường, tao thấy mặt đường… nhóa lửa!
Từ câu đó, cộng với hành động dũng cảm bắt được tướng cướp Sơn lửa, cả đội gọi anh là “Nhạc lửa”. Biệt hiệu mới lan nhanh trên báo chí viết về chiến công xuất sắc đó. Trong xã hội và trong cả giới tội phạm, giang hồ bắt đầu thuộc cái tên “Nhạc lửa”.
Cũng vì trận đánh đó, trên cánh tay trái của Nhạc mất hết một phần thịt da khi cày xuống đường nhựa. Đợi vết thương lành, Nhạc xăm lên đó bốn con số 7. Ngày 7 tháng 7 năm 1977 là ngày trinh sát Nhạc mới 19 tuổi đời, chưa đầy một tuổi quân đã quật ngã tên tướng cướp khét tiếng, có súng trong tay.
Một lần khác, Nhạc mặc thường phục đi tuần tra trên phố một mình lúc nửa đêm. Khi đến gần khu vực ga xe lửa trước chợ Bến Thành (nhà ga đó nay đã bị phá bỏ), Nhạc thấy một nhóm giang hồ đang trải chiếu ra giữa đường ngồi nhậu. Một chiếc Vespa xám dựng như chướng ngại vật ngay bên sòng nhậu. Nhạc dừng xe Honda 67, bước xuống, ôn tồn:
- Các anh dời cả xe lẫn người lên lề đi, chơi kiểu này xe khác sao lưu thông được!
Một tên to con, mặc quần lửng, đầu trọc lốc và thân hình xăm vằn vện đứng lên chống nạnh:
- Ê nhóc! Bố mày chết rồi, mẹ mày làm đĩ bỏ mày bơ vơ nên chán sống phải không? Mày nghe đến “Đạt anh, Đạt em” ở khu Cầu Muối - Ga xe lửa chưa? Tao là “Đạt em” đây!
Nhạc tính rút súng và xưng cảnh sát hình sự. Nhưng trước tên lưu manh này, anh thấy điều đó… phí quá! Không cần lên tiếng, anh ngoắc nó như cách người ta gọi… chó. Đạt em điên lên lao cả thân hình lực lưỡng vào. Nhạc lách qua, gạt chân làm nó té sấp theo cú chỏ trời giáng ngay sau gáy. Đồng bọn của hắn đứng cả dậy. Nhạc hỏi:
- Tụi bây nghe đến tên “Nhạc lửa” chưa? Tao đây! Tao có súng, có còng, có nhiệm vụ hình cảnh… nhưng đó là ngày mai ở phòng làm việc. Còn bây giờ chơi theo luật giang hồ. Thằng nào muốn cứ ra đây, từng thằng hay hai ba thằng một lúc cũng không sao! Ra đây!
Bọn đang đứng trong chiếu và cả Đạt em nữa, mới nghe đến đó đã vội vã chấp tay, cúi đầu, xá lia lịa:
- Đúng đại ca “Nhạc lửa” rồi! Tụi em nghe danh đã lâu, giờ lại thấy anh chơi quá đẹp, không phục sao được!
Đêm đó Nhạc ngồi luôn vào chiếu nhậu với bọn giang hồ và đó cũng là đêm đầu tiên, tính cách hảo hớn của Nhạc đã thu phục được bọn đâm thuê chém mướn này. Chúng trở thành “cơ sở” rất hữu hiệu giúp Nhạc có thông tin chính xác, phá thêm nhiều băng cướp, nhiều vụ giết người khác.
Định mệnh tối tăm
Nhạc gặp “định mệnh” tối tăm của mình vào một buổi chiều cuối năm 1980, khi đó Nhạc đã là Đội phó Đội đặc nhiệm hình cảnh. Tám Beo đã chủ động đến quán nhậu bình dân vỉa hè, nơi Nhạc đang “sinh họat” với vài “cơ sở”. Lúc đó ông ta còn ốm tong teo nhưng vẫn để mái tóc phủ tai, phủ gáy như mấy cô gái muốn làm tròn cho khuôn mặt ốm.
(CAO) Phòng khách lớn được dẹp hết bàn ghế làm sàn nhảy. Hơn 50 cô gái trẻ đẹp, thịt da hơ hớ được điều từ các vũ trường, nhà hàng đến...
Tám Beo mang đến bữa nhậu bình dân của Nhạc một chai Vodka Simirnov năm sao của Liên Xô. Thời đó chơi như vậy đã là quá bảnh. Nhạc vui vẻ với Tám Beo bởi suy nghĩ sẽ đưa ông ta vào hệ thống “cơ sở” của mình để truy tìm tội phạm trong các sòng bạc.
Tám Beo cũng đã nhìn thấy sự nghiệp chống tội phạm hình sự sẽ tiếp tục thăng hoa ở viên sĩ quan trẻ sớm nổi tiếng này. Ông muốn đầu tư “lúa non” để gặt hái ở tương lai. Lúc đầu cả hai lợi dụng nhau cho công việc của mình, lâu dần thì thành huynh đệ kết nghĩa rồi tiến lên mức cao nhất là… hợp tác kiếm tiền bất chính.
Tám Beo không chỉ “hỗ trợ” nâng cuộc sống thiếu thốn của một gia đình cảnh sát liêm khiết. Ông còn cung cấp cho Nhạc nhiều thông tin quý báu để Nhạc bắt được nhiều tội phạm nguy hiểm, phá được nhiều băng ổ nhóm họat động bí mật, lập công liên tiếp. Nhạc tiến rất nhanh trên đường công tác và nổi tiếng hơn cả những ngôi sao ca nhạc, thể thao. Bây giờ Tám Beo không chỉ là cơ sở, anh kết nghĩa hay “đối tác”, mà rõ ràng là ân nhân của Nhạc.
(CAO) Càng bị cuộc đời vùi dập trong khổ nhục, cô càng ngóng trông thần tượng của mình. Mỗi khi lên giường với những người đàn ông xa lạ để đổi chác, mua bán, trả ơn… cô lại nhắm mắt ái ân với tình đầu đơn phương trong tưởng tượng của mình. Với những người giống anh, trò chơi của cô càng trở nên tuyệt diệu.
Ông trùm quá nham hiểm đã đưa Nhạc từ từ, êm ái vào mê hồn trận. Ông hưởng lợi lớn qua các chiến công xuất sắc của Nhạc. Những băng giang hồ bị phá, những tên sát thủ bị lộ mặt… là bọn ông chưa thu phục được. Khi chúng rơi vào vòng lao lý, ông lại dùng Nhạc để thay đổi tội danh, hạ mức án cho chúng. Đứa nào cứng đầu, bàn tay của Nhạc cũng có thể dìm luôn…
Ông ngày càng nổi tiếng trong giới giang hồ với tư cách “ông trùm của những ông trùm” qua các họat động ngầm như vậy. Trong xã hội, ông cũng nổi tiếng ngang ngửa với Nhạc. Tốc độ làm giàu của ông từ những sòng bạc có phần hùn “nho nhỏ” của Nhạc, kể cả buôn lậu ma túy cũng không thể sánh bằng!
Tiền quá nhiều đã nâng Tám Beo lên hàng “đại gia” và ông khôn ngoan rửa tiền qua các hợp đồng buôn bán bất động sản, kinh doanh nhà hàng - vũ trường… Tiền đã giúp một gã giang hồ, tiền án tiền sự đầy mình bước vào giới thượng lưu.
Đó là tầng lớp mà ngòai sự sang trọng hào nhoáng, còn có cả… khả năng chi phối một số họat động xã hội. Đến một lúc nào đó, dù đã ở cấp chỉ huy, Nhạc vẫn phải cầu cạnh Tám beo… Đó cũng là màn kịch chua xót mà mười năm trước, Thủy Cơ - khi trong thân phận một vũ nữ thiếu nợ tín dụng đen không có tiền trả, bị bắt nhốt trong cơ ngơi bề thế của Tám Beo, đã vô tình tai nghe, mắt thấy!
Những ngày khủng khiếp của "Nhạc lửa"
Khi Thủy Cơ bắt đầu lên phía Tây Trường Sơn làm lại cuộc đời được hơn ba năm, một chuyên án lớn đã nổ ra, quét sạch mạng lưới giang hồ - xã hội đen do Tám Beo cầm đầu. Một số sĩ quan cảnh sát sai phạm đã bị bắt cùng với các đàn em của ông trùm. Đó là những ngày khủng khiếp của Nhạc.
Sự nghiệp chống tội phạm hùng tráng của anh phút chốc bị dìm trong ô nhục bởi những đồng tiền bẩn mà anh đã nhận từ Tám Beo. Anh xuống tận đáy khổ đau khi cấp dưới, đồng đội, bạn bè ngày nào giờ sợ liên lụy, không dám dù chỉ nghe một cú điện thoại của anh!
Cả đời lính, Nhạc đi truy bắt tội phạm; hàng trăm lần cao giọng hùng dũng đọc lệnh khởi tố, lệnh bắt giam, khám xét đối tượng. Để rồi anh ê chề cúi gằm mặt khi nghe đồng đội cũ tuyên bố “anh đã bị bắt”! Vì tình xưa nghĩa cũ, họ tiến hành công việc đó yên ắng, rồi cho anh được hưởng “ân huệ” không phải còng tay khi bước từ trong nhà ra chiếc ô tô chờ sẵn. Đó chỉ là một xe bốn chỗ có huy hiệu cảnh sát, như xe vẫn đưa đón anh đi làm ngày nào. Họ đã không nỡ đưa xe bịt bùng chở tù đến tận trước nhà anh, để xóm làng đàm tiếu và gia đình anh thêm đau đớn.
(CAO) Ở đây có gần 300 vũ nữ. Các cô được bố trí ngồi chầu chực dọc hai bên lối đi hẹp dẫn vào sàn nhảy. Cô nào cũng xườn xám xẻ hết đùi hoặc mini jupe phơi da thịt.
Báo chí ngày nào luôn túc trực trước phòng anh để xin tin các vụ án. Họ lăng xê, cầu thân, thậm chí có kẻ bợ đỡ anh vì mục đích đó. Giờ tất cả cả cùng nhập vào phong trào moi móc hết riêng tư, nhầm lẫn của anh ra chì chiết, gọi anh là “cảnh sát biến chất”, “cảnh sát đen, bẩn”…
Trong phiên tòa xử Tám Beo và một số trợ thủ đắc lực của ông ta tội tử hình, Nhạc bị tuyên án ba năm, thụ án hết hai năm thì được đặc xá. Vài bạn bè, đồng đội cũ cũng chúc mừng anh cho chiếu lệ, đứa tốt hơn thì giúp một ít tiền. Còn số đông thì lảng tránh… Vài tay giang hồ vẫn coi anh như ngày còn oanh liệt. Họ đến thăm, động viên và tặng anh một ít quà. Đó là những kẻ ngày xưa anh tạo điều kiện cho hoàn lương, hoặc trốn truy nã bị anh bắt được, nhưng vẫn cho về nhà thắp hương tạ tội với ông bà, tạm biệt cha mẹ, vợ con… rồi mới dẫn lên xe tù.
Cũng không ít kẻ từ trại giam bước ra, truy tìm anh để trả thù những ngày bị anh truy đuổi, bắt giam… Tất cả để lại trong anh một nỗi chán chường về nhân tình thế thái. Trong một hoàn cảnh như thế, khi vợ đòi ly dị, anh thấy không nên níu kéo làm gì. Anh lại ra tòa lần nữa để hủy hôn ước, rồi gom góp ít tiền khoác ba lô lang thang lên rừng. Chẳng ngờ ngay ngày đầu tiên đã chạm mặt bọn Sáu chim, Tiến hói, Ngân cụt… Những tên cướp vũ trang từng bắn chết một đồng đội của anh ngày nào.
Cũng như anh, chúng đã ra tù và tìm về vùng rừng núi này để tiếp tục xưng hùng, xưng bá. Đời anh giờ còn gì để mất, chả có lý do gì anh - một người từng vào sinh ra tử với tội phạm phải sợ chúng. Đêm nay anh chỉ trằn trọc suy nghĩ về cô chủ quán xinh đẹp đã can đảm, liều mình che chở cho anh…
Mời bạn đọc đón xem kỳ cuối: "Mối tình câm lặng 10 năm của cô gái điếm và chàng cảnh sát".
(*Tiêu đề và tiêu đề phụ do báo Công an đặt để bạn đọc tiện theo dõi).