(CAO) Tự chủ kinh doanh không phải là một ý tưởng tồi nhưng nó không thuộc phạm trù kinh doanh lớn. Đôi khi người kinh doanh vừa là nhân viên vừa là ông chủ nên có thể thoải mái trong giờ giấc làm việc.
Ở Anh và Mỹ, các nhà doanh nghiệp muốn thành lập công ty hay mở cửa hàng kinh doanh không phải chuyện đơn giản. Nhưng ở một số quốc gia, trở thành người tự làm chủ không quá khó khăn.
Người dân ở hầu hết các quốc gia này đều rất nhanh nhạy trong việc kinh doanh nhỏ lẻ, nhất là khi việc làm phù hợp vốn không có sẵn.
Theo nghiên cứu của các nhóm kinh doanh theo mạng trụ sở tại Anh thì Mỹ đứng thứ 41 trên thế giới về số doanh nhân, con số này chiếm khoảng 4,3% dân số trưởng thành. Trong khi đó, Anh đứng thứ 37 với 4,6%.
Con số này được tính bằng tỷ lệ phần trăm của dân số trưởng thành sở hữu hoặc đồng sở hữu một doanh nghiệp và đã thanh toán tiền lương hoặc tiền lương của ba tháng gần nhất cho người lao động.
9 - Chile
Đất nước này được coi là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất của Nam Mỹ, khoảng 11% dân số nước này lựa chọn kinh doanh nhỏ lẻ để kiếm thu nhập.
Chile được coi là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất của Nam Mỹ
8 - Botswana
Khoảng 11,1% dân số là những "doanh nhân", họ tự lập các quầy hàng để kinh doanh cá nhân.
Ở Botswana người dân tập trung buôn bán với các quầy, sạp nhỏ
7 - Jamaica
Có 11,9% là lao động tự do và nhiều người bán hàng rong. Chính phủ nước này hiện tại đang đẩy mạnh những ý tưởng kinh doanh đến công nghệ.
Jamaica tập trung vào buôn bán bán hàng rong để kinh doanh
6 - Angola
Chiếm 12,4% dân số ở Angola là các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Phổ biến nhất là bán hàng rong trên đường phố với đủ các loại mặt hàng. Người bán hàng đường phố ở đây được gọi là "zungueiros" đối với nam và "zungueiras" cho phụ nữ.
Ở Angola thậm chí họ đứng trên lề đường để cầm hàng bán mà không cần hàng quán
5 - Việt Nam
Khoảng 13,3% dân số tự làm chủ mình thông qua các cửa hiệu nhỏ hay tự thực hiện ý tưởng kinh doanh. Mô hình dễ thấy nhất là các cửa hiệu hớt tóc lề đường, họ vừa là nhân viên vừa làm chủ nên rất linh hoạt trong xử lý công việc.
Tại Việt Nam mô hình cắt tóc lề đường được cho là phổ biến ở Hà Nội
4 - Cameroon
Chiếm 13,7% dân số của cả nước là lao động tự do, kiêm “ông chủ” doanh nghiệp. Trong đó, có nhiều người lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ và thực phẩm.
Cameroon phát triển ngành công nghiệp dịch vụ và thực phẩm
3 - Brazil
Có đến 13,8% là doanh nhân và chủ yếu là các nhà cung cấp trong việc buôn bán sản phẩm tiêu dùng như: café, quần áo, giày dép,… Hầu hết chủ các cửa hàng “kinh doanh” này đều là phụ nữ.
Hầu hết chủ các cửa hàng “kinh doanh” ở Brazil là phụ nữ
2 - Thái Lan
Tại Thái Lan nó chiếm khoảng 16,7% dân số tự làm chủ kinh doanh thông qua hoạt động giao thông vận tải. Hình thức phổ biến nhất là Tuk tuk hoặc xe Taxi, họ cũng là những người góp phần vào thành công của du lịch Thái Lan.
Giao thông công cộng là hình thức "kinh doanh" phổ biến ở Thái Lan
1 - Uganda
Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong danh sách với 28,1% dân số là những “doanh nhân”. Nhiều người dân ở đây đã thành lập các trường học để dạy internet như một hình thức kinh doanh cũng như bán hàng trực tuyến qua mạng.
Người dân Uganda đang nỗ lực kiếm tiền nhờ internet