(CAO) Đến Làng Công Lương, xã Thủy Vân, Thị Xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế không ai ngỡ ngàng như những công việc của người phụ nữ lại chính do đàn ông đảm nhận.
Được gọi cái tên “làng thương vợ”, một tên làng rất lạ và mới mẻ ở Thừa Thiên Huế vì đa phần những người phụ nữ ở Làng Công Lương, xã Thuỷ Vân,Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, có cuộc sống rất khác biệt với người phụ nữ truyền thống Việt Nam.
Trước khi đến làng Công Lương, chúng tôi hỏi nhiều người dân có biết “làng thương vợ” Ai cũng lắc đầu không biết, cái tên này lạ lẫm lắm, chưa nghe bao giờ.
Ở Làng Công Lương, đàn ông trông nom hết mọi công việc, từ đồng án cho đến bếp núc
Sau một hồi tìm hiểu tôi đi tận sâu vào trong làng để thăm hỏi thì cũng đến tận "làng thương vợ".
Làng Công Lương - Làng thương vợ nằm cách TP. Huế khoảng 7 km, những người phụ nữ trong làng chưa bao giờ ra cánh đồng chưa biết đồng áng là như thế nào.
Làng Công Lương - Làng thương vợ nằm cách TP. Huế khoảng 7 km
Bà Hồ Thị Cúc cho hay: "Ở làng này, người phụ nữ ngoài sinh con cái ra thì ít đụng vào bất cứ việc gì nặng nhọc trong gia đình. Từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên, chưa bao giờ chân lấm tay bùn".
Ông Lê Sinh, Trưởng Làng Công Lương chia sẻ: "Ông bà ta từng nói 'vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”; nhưng ở Làng Công Lương này thì ngược lại, đàn ông ở đây trông nom hết mọi công việc, từ đồng án cho đến bếp núc, đây là tục lệ từ muôn đời nay.
Bà Hồ Thị Gái, người trong làng chia sẻ, họ không phải là những người phụ nữ tồi tệ, nhác làm việc, mà đó là truyền thống bao đời của cha ông đã cho người phụ nữ đặc quyền, đặc lợi như vậy. Đàn ông trong làng quả thật quá tuyệt vời khi tất cả họ đều hết mực yêu thương vợ.
Trưởng thôn Công Lương, ông Trương Hữu cho hay, làng có hơn 300 hộ. Từ trước đến nay các cặp vợ chồng trong làng đều sống với nhau hạnh phúc, hết mực yêu thương. Điều đặc biệt hơn nữa, từ khi thành lập làng đến nay chưa có đôi vợ chồng nào viết đơn ly hôn.