(CAO) Để trục lợi, vị hiệu trưởng tự lập hồ sơ, giả mạo chữ ký và chỉ đạo thanh quyết toán một số tiền lớn từ dự án mà cán bộ giáo viên trong trường không hề hay biết. Đến khi vụ việc vỡ lỡ, nhiều cán bộ giáo viên và phụ huynh hết sức bức xúc.
(CAO) Mặc dù đã nghỉ việc từ tháng 9-2014, nhưng một nhân viên thư viện nhà trường vẫn đều đặn nhận lương hàng tháng với tổng số tiền 127 triệu đồng, sự việc chỉ bị phát giác, khi có đơn tố cáo.
Vụ việc xảy ra tại trường tiểu học xã Thành Tân, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Người bị tố cáo là thầy Trương Duy Minh - Hiệu trưởng nhà trường vì đã có nhiều “khuất tất” trong việc chi trả tiền chuyên môn cho cán bộ giáo viên từ dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (gọi tắt là Vnen) được triển khai từ 2013-2016.
Theo một số giáo viên đang dạy tại đây cho biết, trường tiểu học xã Thành Tân tham gia dự án Vnen trong 3 năm học; (2013-2014), (2014-2015), (2015-2016), căn cứ văn bản hướng dẫn thực hiện kinh phí dự án thì mỗi năm nhà trường được cấp là 80 triệu đồng (3 năm là 240 triệu đồng). Trong đó chi cho hoạt động chuyên môn là 60% và 40% chi cho đồ dùng và các hoạt động phục vụ dạy và học.
Trường Thiểu học Thành Tân
Theo công văn thì chúng tôi được chi tối đa là 50 ngàn đồng/lần họp chuyên môm và mỗi tháng họp 3 lần (bằng 150 ngàn đồng/tháng). Tuy nhiên, vị Hiệu trưởng lại quyết định chi trả cho chúng tôi 100 ngàn đồng/tháng. Vậy trong vòng 3 năm, với mấy chục giáo viên trong trường chúng tôi mất hàng chục triệu đồng. Số tiền này đi đâu? – một giáo viên đặt câu hỏi.
Đối với các khoản chi từ dự án cho đồ dùng và các hoạt động phục vụ công tác dạy và học cũng không được minh bạch, công khai. Nhiều giáo viên đề nghị được thanh toán tiền đồ dùng dạy học thì Hiệu trưởng nói: Không có tiền.
Đa phần giáo viên cho biết, họ khá bức xúc khi biết được Hiệu trưởng Minh đã cho giả mạo chữ ký của giáo viên trong trường, lập hồ sơ khống để thanh quyết toán nguồn kinh phí từ dự án. Ngoài ra, đối với chương trình hỗ trợ bộ sách tiếng Việt cho khối lớp một thì Hiệu trưởng lại đem số sách đó bán cho các em học sinh với số tiền là 54 ngàn đồng/bộ (năm học 2015-2016) và 35 ngàn đồng/bộ (năm học 2016-2017).
Để làm sáng tỏa nội dung giáo viên phản ánh, chúng tôi đã trao đổi với thầy Trương Duy Minh – Hiệu trưởng trường tiểu học xã Thành Tân, được thầy Minh cho biết, nhà trường hiện có hơn 500 học sinh với 21 lớp học, dự án Vnen triển khai tại trường từ 2013 đến 2016 và mỗi năm nhà trường được cấp 80 triệu đồng từ kinh phí dự án. Trường luôn thực hiện đúng các quy định về thu chi tài chính, hàng năm ban quản lý dự án có về kiểm tra, thanh quyết toán và không có vấn đề gì.
Thầy Minh giải thích thêm: “Đối với các bộ sách của dự án Vnen (cấp từ lớp 2 đến lớp 5), nhà trường không bán mà phát cho học sinh. một năm phát bao nhiêu bộ thì tôi không nắm rõ, cái này để hỏi lại cán bộ thư viện mới biết được. Riêng về sách tiếng Việt cho khối lớp một thì không được phát miễn phí như phản ánh mà toàn bộ các em phải mua để học”.
Trao đổi với báo chí, ông Bùi Minh Thông – Phó chủ tịch UBND huyện Thạch Thành cho biết: Hiện đã có nắm được sơ qua sự việc. Hiện tại đang giao cho phòng chuyên môn của huyện thanh tra. Khi chúng tôi đề nghị được nắm thêm thông tin từ phòng Giáo dục huyện thì ông Thông cho hay; Cả phòng không có ai ở cơ quan, tất cả đang đi đám cưới, mọi thông tin sẽ được trả lời bằng văn bản ngay khi có kết luận thanh tra.
Dự án mô hình trường học mới (gọi tắt là Vnen), đây là mô hình được Ngân hàng thế giới và UNESSCO hỗ trợ để các chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới thiết kế cho các nước đang phát triển và được triển khai thành công đầu tiên ở Colombia.
Mô hình này đã dành được một số giải thưởng quốc tế và được ngân hàng thế giới cũng như UNESCO đánh giá là một trong những mô hình phù hợp nhất với điều kiện giáo dục của các nước đang phát triển. Chính vì vậy Ngân hàng thế giới đã giới thiệu và hỗ trợ Việt Nam tham quan mô hình tại Colombia và đề xuất Tổ chức Quỹ Hỗ trợ giáo dục toàn cầu (quỹ huy động từ nhiều nước phát triển khác nhau) tài trợ cho Việt Nam nghiên cứu, vận dụng.