75% trường hợp mù lòa có thể phòng tránh

Mù lòa thường là hậu quả của sự thiếu hiểu biết và không phòng tránh, điều trị từ sớm bệnh mắt. Trong khi đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, 75% trường hợp người mù có thể phòng, chữa được nếu có biện pháp bảo vệ, chăm sóc và phát hiện sớm các bệnh về mắt.

Suy giảm thị lực, mù lòa làm giảm chất lượng cuộc sống

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn cầu hiện có hơn 314 triệu người mù và thị lực thấp. Trung bình cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù. Dù vậy, có khoảng trên 75% trường hợp mù lòa có thể phòng tránh được nếu kịp thời phát hiện, chủ động chăm sóc và phòng ngừa ngay từ sớm.

TS.BS Trần Thị Phương Thu

Tại Việt Nam, theo điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, chỉ riêng 14 tỉnh thành tiêu biểu của 3 miền thì đã có gần 330.000 người mù và hơn 2 triệu người trên 50 tuổi bị giảm thị lực hoặc bị các vấn đề về mắt khiến chất lượng cuộc sống, công việc, hạnh phúc và sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng. Không ít tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và té ngã xảy ra do tình trạng suy giảm thị lực, mù lòa...

Nguyên nhân của tình trạng suy giảm thị lực, mù lòa, mất thị lực do các yếu tố như chấn thương, viêm nhiễm,... chỉ chiếm không quá 10% nhưng thường được quan tâm giải quyết sớm do liên quan đến tai nạn, những dấu hiệu cấp tính nghiêm trọng như vỡ, dập, bể nhãn cầu, bong võng mạc, xuất huyết nội nhãn...

Tuy nhiên, các nguyên nhân gây mù chính lại là các bệnh lý có thời gian diễn tiến lâu dài, triệu chứng âm thầm mà người bệnh thường bỏ qua như: nhìn mờ, đau nhức mắt hoặc không thể nhìn xa, nhìn rõ hình ảnh sự vật... Điển hình là các bệnh lý đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm và các bệnh lý đáy mắt khác (chiếm 80 % nguyên nhân gây mù lòa)...

Mù lòa thường là hậu quả muộn của nhiều bệnh lý mắt diễn tiến âm thầm trước đó

Vai trò quan trọng của thủy tinh thể và võng mạc

Thủy tinh thể làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ trong suốt cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng vào đúng võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét. Còn võng mạc là nơi tiếp nhận ánh sáng, chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích tại vỏ não, giúp não bộ nhận diện nội dung của hình ảnh.

Khi thủy tinh thể không trong suốt hay võng mạc bị tổn thương, thoái hóa, chức năng cảm nhận ánh sáng và thị lực của mắt sẽ giảm dần. Bệnh tiến triển từ từ, thể nặng có thể gây mù, làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh.

Từ mối liên quan mật thiết giữa thủy tinh thể, võng mạc với chức năng thị lực của mắt, quan điểm mới nhất trong dự phòng và điều trị các bệnh lý về mắt được các tổ chức Nhãn khoa thế giới đưa ra là phải bảo vệ mắt từ bên trong, tránh cho thủy tinh thể và võng mạc không bị hư tổn.

Đục thủy tinh thể và tổn thương võng mạc làm suy giảm chức năng tiếp nhận và xử lý hình ảnh của mắt

Mới đây nhất - cuối 9/2015, Hội nghị Nhãn khoa châu Âu lần thứ 15 về chủ đề Võng mạc tổ chức tại Pháp quy tụ gần 5.000 bác sĩ, chuyên gia đã kết luận: “Bảo vệ võng mạc có vai trò đặc biệt quan trọng để bảo vệ mắt từ bên trong, giúp phòng ngừa và hạn chế các bệnh về mắt như suy giảm thị lực và mù lòa”.

Giải pháp đột phá chăm sóc, bảo vệ mắt từ bên trong

Nhằm tìm ra giải pháp bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc, đầu tiên các nhà khoa học Mỹ đã ứng dụng công nghệ sinh học phân tử để truy tìm nguồn gốc gây hư tổn hai bộ phận quan trọng này.

Kết quả cho thấy, chính sự biến đổi thành phần và tỉ lệ các loại protein tham gia cấu tạo thủy tinh thể là nguyên nhân khiến thủy tinh thể suy giảm chức năng.

Còn với võng mạc, các tổn thương xảy ra bắt nguồn từ sự tổn thương lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc – lớp ngoài cùng nhưng lại có nhiệm vụ bảo vệ, nuôi dưỡng toàn bộ võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào thị giác, hoàng điểm và hố trung tâm hoàng điểm.

Mặt khác, các nhà khoa học cũng phát hiện ra sự hiện diện của Thioredoxin – một phân tử protein trong cơ thể, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.

Do đó, Thioredoxin được xem là yếu tố bảo vệ mắt có sẵn trong cơ thể. Tuy nhiên trước sự gia tăng quá mức các tác nhân gây hại như môi trường ô nhiễm; tia cực tím; hóa chất, ánh sáng xanh gây hại,... dẫn đến khả năng chống chọi của Thioredoxin trở nên yếu ớt, từ đó các bệnh lý về mắt không ngừng gia tăng.

Tinh chất Broccophane thiên nhiên có trong WIT được chứng minh có tác dụng ưu việt trong bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, giúp phòng ngừa bệnh mắt

Mới đây các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) giúp tăng Thioredoxin; bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bằng 3 cơ chế: hoạt hóa, chuyển mã thông tin giữa các tế bào; làm chậm quá trình thoái hóa tế bào và bảo vệ tế bào thị giác trước sự tấn công của các chất gây hại sinh ra trong các phản ứng oxy hóa. Đồng thời, Thioredoxin cũng giữ cân bằng thành phần tỉ lệ các loại protein và trung hòa các chất làm biến đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể.

Theo kết luận của ĐH Y khoa Johns Hopskin (Mỹ), Broccophane làm tăng khả năng hoạt động của các tế bào võng mạc một cách tự nhiên nên có thể phòng ngừa tình trạng thoái hóa hoàng điểm và các bệnh về mắt khác, giữ cho mắt luôn tinh anh, khỏe mạnh.

Bên cạnh bổ sung tinh chất quý Broccophane, nên chú ý kiểm soát các nguy cơ cho mắt như tia cực tím, hóa chất, khói bụi tia hàn, nguồn nước bẩn, các chấn thương, viêm nhiễm,... và đi khám mắt ngay khi thấy giảm thị lực… để phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh về mắt, phòng chống mù lòa.

Bình luận (0)

Lên đầu trang