(CAO) Người đàn ông 42 tuổi đã vào Sài Gòn thăm khám với hi vọng mong manh sẽ còn cơ hội được chữa lành khớp háng sau khi trải qua 14 lần phẫu thuật điều trị nhiễm trùng nhưng không thành công.
Thông tin từ Bệnh viện SAIGON-ITO cho biết, tại đây vừa tiến hành điều trị thành công cho một trường hợp nhiễm trùng khớp háng sau phẫu thuật.
Bệnh nhân nam (42 tuổi, quê Phú Yên) đã vào Bệnh viện SAIGON-ITO thăm khám với hi vọng mong manh sẽ còn cơ hội được chữa lành khớp háng. Trước đó, bệnh nhân đã được thay khớp háng nhân tạo bên trái, tuy nhiên bị nhiễm trùng rất nặng sau phẫu thuật.
Bệnh nhân đã tìm đến nhiều bệnh viện để chữa trị và đã trải qua 14 lần phẫu thuật để điều trị nhiễm trùng khớp háng nhưng không thành công.
Với một ca bệnh phức tạp vì số lần phẫu thuật điều trị đã quá nhiều, TS.BS Nguyễn Vĩnh Thống, cố vấn chuyên môn của Bệnh viện SAIGON-ITO đã quyết định lựa chọn kỹ thuật đặt xi măng kháng sinh - đây là kỹ thuật còn khá mới tại Việt Nam.
Để đạt hiệu quả cao, TS Thống đã chia làm 2 lần phẫu thuật, đợt 1 phẫu thuật cắt lọc và đặt xi măng kháng sinh cho bệnh nhân; sau đó, tiếp tục thực hiện phẫu thuật thay lại khớp nhân tạo toàn phần bên trái khi phần mềm khớp háng tiến triển tốt, các xét nghiệm cho thấy hiện tượng viêm nhiễm trở về gần bình thường.
Các bác sĩ đã lựa chọn kỹ thuật đặt xi măng kháng sinh để cứu chữa khớp háng cho bệnh nhân
Sau 2 lần phẫu thuật này, phần khớp nhiễm trùng của bệnh nhân đã hồi phục tốt, bệnh nhân sẽ sớm phục hồi chức năng khớp háng của mình trong thời gian sớm nhất.
Sau 2 lần phẫu thuật này, phần khớp nhiễm trùng của bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục tốt
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo hiện rất phổ biến ở Việt Nam, hàng năm có hàng ngàn bệnh nhân có bệnh lý khớp háng sớm lấy lại được chức năng vận động của khớp sau mổ, mang đến sự hồi phục chức năng đi lại và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh mà các phương pháp trị liệu kinh điển khác không giải quyết được. Tuy nhiên, phẫu thuật nào cũng có tỷ lệ rủi ro và phẫu thuật thay khớp cũng không ngoại lệ.
Các chuyên gia y tế cho biết, có 4 nguyên nhân gây nên nhiễm trùng sau phẫu thuật. Yếu tố thuộc bệnh nhân: Bao gồm các suy giảm miễn dịch như tiểu đường, viêm thấp khớp; nhiễm trùng tiểu; dùng corticosteroids kéo dài; tình trang suy dinh dưỡng trước mổ; tình trạng béo phì.
Yếu tố về vật liệu: Dùng khớp gối loại bảng lề (hinged total knee arthroplasty), nhiễm trùng tăng 11-16%, dùng xương ghép đồng loại tăng 3%.
Yếu tố môi trường: Liên quan số người hiện diện và tình trạng lưu thông khí trong phòng mổ. Vai trò của mũ trùm đầu và hút khí quần áo của nhân viên phòng mổ và phẫu thuật viên, dùng miếng dán da có tẩm Iodine cũng có lợi ích nhất định.
Yếu tố về kỹ thuật mổ: Giảm mất máu trong lúc mổ và sau mổ, mức độ ô nhiễm giữa phẫu thuật viên, người phụ mổ và kỹ thuật viên dụng cụ. Ngoài ra, giảm tối thiểu thời gian phẫu thuật cũng góp phần đáng kể.
Để xử lý nhiễm trùng sau mổ thay khớp thật sự là cơn ác mộng cho cả bệnh nhân và bác sĩ, vì xử lý nhiễm trùng sau phẫu thuật thay khớp không phải là điều dễ dàng, phải trả giá bằng thời gian, tiền bạc và cả những nguy cơ khác. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, tỷ lệ thành công trong xử lý nhiễm trùng đạt trên 90% nếu người bệnh kiên trì và bác sĩ quyết định chọn phương pháp điều trị phù hợp.
(CAO) Nhập viện trong tình trạng đau đớn, đi lại khó khăn, chân trái bỗng ngắn hơn chân phải, bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp háng nặng.