Hãy để trẻ học đường cả nước được uống sữa tươi

Thứ Sáu, 09/11/2018 16:34

|

(CAO) Quyết định 1340/QĐ-TTg phê duyệt đề án Sữa học đường quốc gia đã nhấn mạnh giải pháp sử dụng sữa tươi cho Chương trình Sữa học đường.

Thế nhưng, ngay khi Chương trình mới bắt đầu lan rộng, đã có những ý kiến đề xuất sử dụng “các loại sữa dạng lỏng khác”- với hàm ý sử dụng sữa bột pha lại. Nhiều phụ huynh lo ngại, nếu không rạch ròi vấn đề này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ tương lai và kéo lùi sự phát triển ngành sữa!

Đã có “barie” gác cửa…

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy: Trung bình, nam thanh niên Việt Nam chỉ cao 163,7cm, thấp hơn 13,1cm với chuẩn của WHO. Nữ cao trung bình 153cm, thấp hơn 10,7cm. Các nghiên cứu khoa học xác tín: Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do, ở lứa tuổi vàng (12 năm đầu của cuộc đời), trẻ không ăn uống đủ chất.

Theo kinh nghiệm quốc tế, sữa bò – thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất (đặc biệt là giàu canxi) trở thành lựa chọn tốt nhất sau sữa mẹ để thúc đẩy thể chất, tạo nền tảng để phát triển trí tuệ cho trẻ. Ở tầm quốc gia, cho trẻ uống sữa tại trường học là chiến lược cải thiện giống nòi, phát triển nguồn nhân lực.

Chính vì vậy, sữa học đường là hoạt động được Liên Hợp quốc kêu gọi trên toàn thế giới trong 1 thế kỷ qua; hiện có hơn 60 quốc gia thực hiện. Hầu hết sử dụng sữa tươi cho trẻ uống tại trường. Tại Việt Nam, tới năm 2016, Chương trình chính thức được triển khai ở quy mô quốc gia theo Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nhấn mạnh tiêu chuẩn sữa tươi học đường.

Chương trình sữa học đường là món quà nhân văn dành cho trẻ em

Trước năm này, do chưa có quy chuẩn quốc gia về sữa học đường nên việc lựa chọn sản phẩm sữa vào trường học không đồng nhất, nhiều kẽ hở, dễ biến tướng; chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.

Đơn cử, năm 2014, các cơ quan báo chí liên tục phản ánh tình trạng “sữa dởm” vào trường học tại Tiền Giang; sữa học đường bị làm “xiếc” tại Hải Phòng. Những sản phẩm được coi là “sữa học đường” này thực chất là thực phẩm bổ sung, không được gọi là sữa do không đủ độ đạm (34% theo quy định của Bộ Y tế).

Ngoài ra, nhiều hãng sữa đã áp dụng các chương trình khuyến mãi, trích hoa hồng lên đến 50% giá trị sản phẩm đã bóp méo cách thức và chất lượng sữa ở trường học. Trong khi đó, các bậc phụ huynh chỉ biết “ngậm bò hòn làm ngọt” do không đủ cơ sở (hoặc không dám) tìm hiểu con mình đang uống loại sữa gì ở trường.

Sau khi Quyết định 1340/QĐ-TTg đã ban hành, có tỉnh như Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn nhầm tưởng “sữa tiệt trùng” là sữa tươi nên đưa loại sữa này vào Đề án sữa học đường cấp tỉnh. Chỉ tới khi dư luận lên tiếng, tỉnh mới điều chỉnh sang sữa tươi tiệt trùng.

Có thể nói, Quyết định 1340/QĐ-TTg đã là cái “barie” hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng loạn sữa học đường. Trong 2 năm học từ 2016-2018, một số tỉnh triển khai Chương trình sữa học đường đã tuân thủ quy định này.

Đừng để “loạn” sữa học đường tái diễn

Năm học 2018-2019, các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà nẵng bắt tay triển khai Chương trình Sữa học đường. Sau những nỗ lực ban đầu để tổ chức đấu thầu, đã có những ý kiến đề xuất nên sử dụng “các loại sữa dạng lỏng” khác- mà cụ thể là sữa bột pha lại- để phục vụ Chương trình sữa học đường.

Bổ sung vi chất, sữa bột không tốt bằng sữa tươi

“Sữa bột chính là loại sữa mà người ta không dùng hết trong mùa đông nên đem làm thành sữa khô và dẫn đến những vi chất quan trọng như canxi, photpho, các vi chất quan trọng, axit amin, vitamin đều bị giảm đáng kể. Sữa bột pha lại mà thị trường Việt Nam quen gọi là sữa tiệt trùng dù bổ sung các vi chất dinh dưỡng thì cũng không tốt được như sữa tươi” - PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ và môi trường của Quốc hội.

Đề xuất này ngay lập tức dấy lên quan ngại về vẫn đề loạn chất lượng sữa học đường, dẫn tới thiếu minh bạch, thiếu chuẩn mực về chất lượng sữa khi đấu thầu. Chưa kể, nếu sử dụng sữa bột pha lại thì 100% phải nhập khẩu, từ đó ngoại tệ chảy ra nước ngoài.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2017, Việt Nam đã chi trên 1,2 tỷ USD cho việc nhập sữa, sản phẩm từ sữa và nguyên liệu sữa từ nhiều nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á… Chỉ tính riêng quý I/2018, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là trên 200 triệu USD.

Trong số các quốc gia VN nhập khẩu sữa có cả Thái Lan- là đất nước hoàn toàn tương đồng với VN về thổ nhưỡng, khí hậu. Ước tính cả năm 2018, số lượng nhập khẩu sữa bột về Việt Nam cũng không dưới 1 tỷ USD. Như vậy, dù là đất nước nông nghiệp hoàn toàn có khả năng sản xuất sữa tươi, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sữa bột với số tiền tương đương với hơn 25.000 tỷ đồng.

Nếu Chương trình Sữa học đường triển khai từ “sữa dạng lỏng khác”, chi phí nhập khẩu sữa bột sẽ tăng mạnh.

Đàn bò sữa của TH được gắn chip hiện đại để theo dõi

Trong những năm lại đây, với việc áp dụng công nghệ chăn nuôi hiện đại (trong đó phải kể đến công khai phá của “đại gia” bò sữa TH true MILK khi đã triển khai thành công mô hình chăn nuôi bò sữa theo công nghệ Israel ngay tại vùng nắng nóng như Nghệ An), sản lượng và chất lượng sữa tươi tăng vọt, kéo lượng sữa bột nhập khẩu giảm xuống còn 61,3% (Số liệu của Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội).

Xu hướng “tươi hóa” trong thị hiếu dùng sữa diễn ra mạnh mẽ, tác động tích cực đến sản xuất. Sau TH, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành sữa đua nhau phát triển đàn bò. Thậm chí, các doanh nghiệp sữa lớn lâu nay tập trung nhập sữa bột về sản xuất đã đầu tư trang trại để phát triển chăn nuôi trong nước. Đàn bò sữa Việt Nam tăng mạnh lên tới trên 300.000 ngàn bò sữa. Trong 1-2 năm tới, các đại gia như TH true MILK cũng có kế hoạch tăng đàn bò lên gấp đôi.

Cùng với đó, TH true MILK cũng đã có các nghiên cứu lâm sàng để sản xuất sữa tươi học đường bổ sung vi chất dinh dưỡng phù hợp với sự hấp thu của trẻ, đang là nhà cung cấp sữa tươi học đường hàng đầu ở Việt Nam.

Thế nhưng, nếu các loại “sữa dạng lỏng khác” được sử dụng cho Chương trình sữa học đường thì xu hướng nhập khẩu sữa bột sẽ quay lại, con đường tươi hóa ngành sữa, cung cấp cho trẻ em những dòng sữa mát lành, đầy đủ các dưỡng chất tự nhiên sẽ bị chặn lại. Và như vậy quyền lợi của con trẻ bị xâm phạm, mục tiêu “nâng cao tầm vóc, thể lực” bị bóp méo bởi các lợi ích nhóm khi đưa sữa bột vào trường học.

Theo Cục Chăn nuôi, Chương trình sữa học đường sử dụng sữa tươi trong nước sẽ tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam, điển hình là người nông dân Việt Nam - có cơ hội phát triển và cạnh tranh với sữa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập TPP - khi mà bản thân ngành nông nghiêp (ngành chăn nuôi bò sữa) và nông dân Việt Nam chưa được chuẩn bị đầy đủ các lợi thế cạnh tranh cần thiết. Việc này cũng tiết kiệm được ngoại tệ cho đất nước khi phải bỏ hàng tỷ USD nhập khẩu sữa bột hoàn nguyên về pha lại, hạn chế sự phu thuộc vào việc nhập khẩu sữa bột mà không cần phải bảo hộ một phân khúc sản xuất.

Bộ Công thương cũng nhấn mạnh, theo Quyết định 3399/QĐ-BCT, quy hoạch ngành công nghiệp chế biến sữa đặt mục tiêu tới năm 2025, Việt Nam sản xuất được khoảng 1,4 tỷ lít sữa tươi. Hiện nay, ngành sữa trong nước mới sản xuất được khoảng 900 triệu lít sữa tươi, tỷ lệ sữa dạng lỏng pha từ sữa bột lên tới hơn 60%, nếu không có các động lực về mặt đầu ra- trong đó có sữa học đường, sẽ rất khó thay đổi về chất và lượng của sản phẩm sữa nước theo xu hướng của quốc tế và Việt Nam sẽ bị tổn hại nhiều khi hội nhập quốc tế.

Bình luận (0)

Lên đầu trang