(CAO) Vì không có tiền chữa trị dứt điểm, đến nay khối u phát triển khổng lồ khiến người phụ nữ không thể đi lại được.
Đó là trường hợp thương tâm của nữ bệnh nhân 33 tuổi, quê Vĩnh Long. Bệnh nhân có gia cảnh hết sức khó khăn, ba mẹ mất sớm, không có người thân, từ nhỏ mưu sinh bằng nghề làm thuê và bán vé số.
Cách đây 3 năm, chị phát hiện bụng to dần nên đi thăm khám và được chỉ định mổ vì có khối u ở buồng trứng. Tuy nhiên, vì không có tiền điều trị nên chị bỏ cuộc giữa chừng.
Bụng cứ to dần theo ngày tháng, đến nổi không còn chịu nổi. Khối bướu quá khủng đã khiến việc điều trị ngày càng khó khăn nên nhiều lần chị nhập bệnh viện và được rút dịch ổ bụng rồi cho về.
Chị chỉ biết nằm nhà chờ chết vì không thể đi lại được để bán vé số mưu sinh. Trong một lần lên cơn đau, chị được nhóm từ thiện ở Vĩnh Long đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh, sau đó chuyển bệnh nhân lên BV Ung Bướu và cho một số tiền từ thiện để bệnh nhân chữa bệnh.
Vì không có tiền chữa trị dứt điểm, đến nay khối u phát triển khổng lồ khiến người phụ nữ không thể đi lại được.
BS. Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1 - BV Ung bướu TP.HCM cho biết, tiếp nhận bệnh nhân trẻ với cái bụng khổng lồ đang khó thở vì dịch, bướu chèn ép, Khoa ngoại 1 tiến hành cấp cứu khẩn, chọc dịch giải áp, hồi sức, dinh dưỡng... Sau khi rút tổng cộng trên 10 lít dịch, bệnh nhân dần dần hồi phục.
"Sau khi hội chẩn liên khoa và báo cáo Ban giám đốc, Khoa ngoại 1 quyết định phẫu thuật cứu sống bệnh nhân này, vì nếu không mổ, bệnh nhân sẽ chết trong vài ngày tới. Nhiều phương án đặt ra được anh em trong Khoa bàn rất kỹ, ngày 11-3, cuộc chiến giành sự sống cho bệnh nhân bắt đầu", BS Tiến chia sẻ.
Tuy nhiên, vấn đề khiến BS. Tiến trăn trở là làm sao để bệnh nhân có tiền hóa trị sau mổ?. Dù Bệnh viện đã hỗ trợ toàn bộ tiền phẫu thuật nhưng hóa trị thì rất tốn kém và bệnh nhân thì không có người thân.
Hiện tại, các bác sĩ cũng đã vận động được 20 triệu để cho bệnh nhân hóa trị sau mổ, tuy nhiên cuộc chiến giành sự sống cho bệnh nhân còn dài, hi vọng nhận được sự chia sẻ của các nhà hảo tâm để bệnh nhân vượt qua được bệnh cảnh.
Theo các chuyên gia y tế, ung thư buồng trứng được xem là loại ung thư tiến triển nhanh nhất trong ung thư phụ khoa. Chỉ có khoảng 20% trường hợp ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, và hầu hết bệnh ở giai đoạn này đều chữa khỏi hẳn.
Ung thư buồng trứng khi khởi phát thường không có triệu chứng, nên việc quan trọng là tầm soát, phát hiện sớm. Những người có yếu tố nguy cơ cần đi tầm soát như: gia đình có người bị ung thư, nhất là ung thư phụ khoa; béo phì, không sinh con, có mang đột biến… Cần tầm soát định kỳ: sáu tháng hay một năm/lần.
(CAO) Mang khối
u khủng, bụng to như cái trống khiến người phụ nữ bán vé số đi lại rất khó khăn. Bác sĩ cho biết đây là dạng
u buồng trứng khổng lồ, chèn ép nhiều cơ quan trong ổ bụng bệnh nhân.