(CAO) Có nhiều nguyên do gây nên bệnh sa cơ quan đáy chậu ở nữ giới khiến “vùng tam giác” bị sa trễ. Phụ nữ không chữa bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuyện gối chăn.
Theo PGS TS BS Nguyễn Văn Ân, BV Bình Dân TP.HCM, sa cơ quan đáy chậu là bệnh phổ biến ở phụ nữ có tuổi, khi có khiếm khuyết tại các cấu trúc nâng đỡ sàn chậu, làm cho các tạng trong vùng chậu bao gồm bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng, ruột và các mô liên quan sa vào âm đạo.
Tình trạng sa trệ xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do quá trình lão hóa, mãn kinh, sinh nhiều, những tổn thương kéo dài trong quá trình lao động hoặc sinh đẻ… và một số nguyên nhân khác. Nhiều thống kê cho thấy khoảng 50% phụ nữ đã sinh sản có thể bị sa cơ quan niệu – sinh dục.
(CAO) Bác sĩ đã cảnh báo mối nguy hiểm của bệnh cho mẹ cũng như thai nhi và đề nghị người bệnh đến ngay chuyên khoa Nội tiết để điều chỉnh lượng đường. Tuy vậy, thai phụ chủ quan không điều trị mà về quê...
Theo nhóm nghiên cứu các bác sĩ Đơn vị Nhiệu Nữ - Niệu động học - Bàng quang thần kinh, Khoa Niệu A của BV Bình Dân TP.HCM, sa cơ quan đáy chậu không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân, gây ra những rối loạn trên nhiều hệ cơ quan: làm tiểu tiện và đại tiện không tự chủ, bế tắc đường tiết niệu dưới, táo bón, gây khó chịu vùng chậu, nhiễm khuẩn niệu tái phát và rối loạn chức năng tình dục như đau khi giao hợp, giảm ham muốn tình dục, không thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày,...
Tuy nhiên, do tâm lý ngại ngùng vì mang "bệnh khó nói" và thấy không nguy hiểm tính mạng nên nhiều chị em không đi điều trị, để tình trạng bệnh ngày càng nặng kèm biến chứng. Theo thống kê của Đơn vị Niệu Nữ BV Bình Dân TP.HCM, từ tháng 6-2015 đến 11-2016, đã tiếp nhận và xử trí cho 19 bệnh nhân lớn tuổi bị sa tử cung độ 3 hoặc 4.
Phẫu thuật cố định âm đạo vào dây chằng cùng gai là một trong những chọn lựa thích hợp cho bệnh nhân sa tử cung mức độ nặng. Ảnh minh họa
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên đi khám và điều trị bệnh sớm để được điều trị bằng các phương pháp thích hợp. Nếu để bệnh quá nặng, đặc biệt là sa tử cung mức độ nặng, gây viêm loét, các biến chứng nguy hiểm thì có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Tuy nhiên, theo ThS BS Phạm Hữu Đoàn, BV Bình Dân, việc cắt bỏ tử cung có thể ảnh hưởng tiêu cực đếm tâm lý bệnh nhân, gây cho bệnh nhân cảm giác bản thân bị khiếm khuyết, đặc biệt là ở những bệnh nhân còn trẻ, còn muốn giữ khả năng sinh sản. Đồng thời, việc cắt bỏ tử cung cũng làm tăng thêm nguy cơ mắc tai biến.
Theo đó, điều trị sa tạng chậu gồm phục hồi giải phẫu và chức năng của những cơ quan vùng chậu và âm đạo, thay đổi lối sống, nâng đỡ cơ học, tập sàn chậu đến nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau,... Tùy theo mức độ, vị trí bệnh mà thầy thuốc đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhằm mang lại chất lượng cuộc sống cao nhất cho bệnh nhân chứ không chỉ đơn thuần là cắt tử cung như trước đây. Phẫu thuật cố định âm đạo vào dây chằng cùng gai là một trong những chọn lựa thích hợp cho bệnh nhân sa tử cung mức độ nặng, không thể điều trị bằng các phương pháp khác.