(CAO) An toàn thực phẩm trong nước liên tục bị đe dọa đang là vấn đề bức xúc của xã hội. Theo Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, phần đông người tiêu dùng hiện nay đành "nhắm mắt đưa chân, mặc cho con tạo xoay vần, bởi ăn vào thì chết từ từ, còn không ăn thì chết đói!".
Tại hội nghị chuyên đề "Thực trạng việc lạm dụng hóa chất trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm" sáng 15-7 tại TP.HCM, GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM khẳng định: Việc cố tình sử dụng hóa chất trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có thể nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiện nay còn nhiều bất cập và thực tế tình trạng này vẫn chưa được kiểm soát tốt. Người dân vẫn hoang mang vì "không biết ăn gì cho an toàn".
GS Chu Phạm Ngọc Sơn chỉ ra nhiều vấn đề nhức nhối trong việc lạm dụng hóa chất trong chăn nuôi và thực phẩm tại hội nghị
Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, trong những năm gần đây, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu về cơ bản có chất lượng tốt hơn bởi yêu cầu nghiêm ngặt của các nước, bắt buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ với hệ thống phòng kiểm nghiệm và công tác kiểm tra thường xuyên liên tục chất lượng của những mặt hàng thực phẩm trước khi xuất khẩu.
Tuy nhiên, đối lập với bức tranh sáng về chất lượng tốt của hàng hóa và hiện đang là một vấn đề bức xúc lớn của xã hội.
Cụ thể, Melamine có trong sữa; bột bắp rang cháy pha với bột cà phê, DEHP dùng làm chất tạo đục; kháng sinh trong nuôi trồngt hủy sản và gia súc, gia cầm; thịt heo nạc bất thường nhờ chất cấm Salbutamol và Clenbuterol; bún tươi bị ướp hóa chất công nghiệp Tinopal; chất Vàng ô trong măng, thịt gà tạo màu bắt mắt,...
Trong khi đó, trên thế giới có rất nhiều sự việc liên quan đến nhiễm độc beta-agonist (có trong chất tạo nạc Salbutamol và Clenbuterol) với các triệu chứng run, đau đầu, tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, sốt…Về lâu dài, chất này có thể ảnh hưởng hệ sinh sản, gây sinh sớm hoặc hư thai. Tuy vậy, tại Việt Nam, chất tạo nạc này vẫn trở thành vấn đề nhức nhối khi mà các cơ quan chức năng liên tục phát hiện ra hàm lượng chất này trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu của heo.
Phần đông người tiêu dùng hiện nay đành "nhắm mắt đưa chân, mặc cho con tạo xoay vần, bởi ăn vào thì chết từ từ, còn không ăn thì chết đói. Ảnh minh họa
"Còn hàn the, chất có tính chất làm dai được lạm dụng nhiều trong giò chả, nem chua, bánh phở, hủ tíu, bánh ướt, bánh canh,... khi hấpt hụ vào người sẽ tập trung ở gan và não, rồi đến tim, phổi, dạ dày. Khi ăn nhiều hàn the sẽ có hiện tượng khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, co cứng cơ, sốctr ụy tim,... gây ngộ độc mạn tính, nặng hơn còn có nguy cơ làm thoái hóa cơ quan sinh dục", GS Chu Phạm Ngọc Sơn chỉ ra.
Chất Vàng Ô (Auramine O) vốn là một loại hóa chất được sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải. Chất này bị cảnh báo là có thể gây ngộ độc nếu nuốt phải, được tổ chức Nghiên cứu ung thư Quốc tê IARC xếp hạng là chất có thể gây ung thư. Tuy nhiên, thời gian qua, tại Việt Nam, cơ quan chức năng liên tục phát hiện các cơ sở sử dụng chất này để nhuộm vàng măng, gà, vịt nhằm tạo màu vàng bắt mắt. Bên cạnh đó, trong quá trình chăn nuôi, các hộ chăn nuôi thường dùng chất Vàng Ô để trộn vào thức ăn cho gà khiến chúng tạo màu vàng cho da,..
(CAO) Qua kiểm tra các mẫu măng tại 2 chợ trên địa bàn TP.HCM, Theo đó, trong một số mẫu măng tươi và khô có chất vàng ô. Sáng 21-4, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM đã đưa ra thông tin cảnh báo cho cộng đồng.
Mặc dù trong năm 2016, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã giảm rất nhiều nhờ sự giám sát của cơ quan chức năng, nhưng thực trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong 3 tháng đầu năm 2016, Chi cục Chăn nuôi Thú Y Đồng Nai đã lấy 79 mẫu nước tiểu tại cơ sở giết mổ và chăn nuôi thì phát hiện 2 mẫu dương tính với Salbutamol. Tại Long An, từ tháng 9-2015 đến tháng 3-2016, cơ quan chức năng cũng phát hiện 3/1396 mẫu kiểm tra dương tính với chất này. Tại TP.HCM, Chi cục Thú Y TP.HCM cho biết, từ 17-1-2016 đến 7-2-2016 đã phát hiện 11/276 lô heo có chứa chất cấm. Trong tháng 3-2016 tỷ lệ phát hiện tồn dư chất cấm là 1,5%.
Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, việc kiểm nghiệm ATVSTP trong nước còn nhiều bất cập khi mà các phương tiện kiểm nghiệm hiện có trong nước chủ yếu kiểm soát các đối tượng nhắm đến chứ chưa cho phép nhận diện thêm các chất lạ không nằm trong tầm ngắm. Trong khi đó, càng ngày, thực phẩm càng bị nhiễm các loại hóa chất với số lượng lớn và đa dạng hơn.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, GS Ngọc Sơn cho rằng, bên cạnh việc hình sự hóa, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà nước cần phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực thực phẩm; nghiên cứu, cải tiến những phương pháp kiểm nghiệm mới mang tính hiệu quả hơn.
Trong hệ thống quản lý cần phải có sự điều chỉnh phù hợp, tránh chồng chéo; tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của cộng đồng; triển khai các chuỗi thực phẩm an toàn từ trồng trọt, chăn nuôi đến bàn ăn….
Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cũng kiến nghị, các địa phương cần tập trung xử lý dứt điểm việc lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm; lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Đồng thời cần phải có biện pháp xử phạt nghiêm các trường hợp buôn bán, kinh doanh hóa chất thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia…tràn lan trên thị trường bao gồm tất cả các trường hợp mở cửa hàng và bán trực tuyến trên các trang mạng xã hội.