Loài luân trùng sống lại từ lớp băng vĩnh cửu sau 24.000 năm gây kinh ngạc

Thứ Tư, 09/06/2021 10:43  | Anh Duy

|

(CAO) Hôm 8-6, CNN đưa tin loài luân trùng Bdelloid thường sống trong môi trường nhiều nước và có khả năng sống sót đáng kinh ngạc vừa được hồi sinh trước sự kinh ngạc của giới khoa học.

Các nhà khoa học Nga đã tìm thấy những sinh vật này trong một lõi đất đóng băng được khai thác từ lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia bằng một giàn khoan.

Stas Malavin, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Mật mã học tại Trung tâm Sinh học Khoa học Pushchino cho biết: “Báo cáo của chúng tôi là bằng chứng khó tin nhất cho đến ngày nay rằng động vật đa bào có thể chịu đựng hàng chục nghìn năm trong điều kiện khắc nghiệt”.

Nghiên cứu trước đó của các nhóm khác đã chỉ ra rằng luân trùng có thể tồn tại đến 10 năm khi đông lạnh. Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu Nga đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ để xác định rằng các sinh vật mà họ hồi sinh được từ lớp băng vĩnh cửu đã khoảng 24.000 năm tuổi.

Hình ảnh loài luân trùng vừa hoạt động trở lại sau 24.000 năm chôn vùi dưới lớp băng - Ảnh: CNN

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology hôm 7-6.

Đây không phải là lần đầu tiên sự sống cổ đại hồi sinh từ một môi trường sống đóng băng vĩnh viễn.

Trước đó, thân của rêu Nam Cực đã mọc lại thành công từ một mẫu 1.000 năm tuổi đã bị băng bao phủ trong khoảng 400 năm. Những con giun tròn, được hồi sinh từ lớp băng vĩnh cửu từ hai nơi ở đông bắc Siberia, trong lớp trầm tích hơn 30.000 năm tuổi.

Các loài động vật có vú đã chết từ lâu nhưng được bảo tồn tốt, bao gồm cả gấu hang và voi ma mút đã tuyệt chủng, cũng đã được khai quật từ lớp băng vĩnh cửu trong bối cảnh băng đang tan nhanh ở một số nơi do biến đổi khí hậu.

Phát hiện này đang làm kinh ngạc những nhà khoa học - Ảnh: CNN

Bình luận (0)

Lên đầu trang