Căng thẳng gia tăng: NATO lên kế hoạch tổng thể đối phó Nga

Thứ Sáu, 22/10/2021 08:10  | Anh Duy

|

(CAO) ​Hôm 22-10, AAP đưa tin các bộ trưởng quốc phòng của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chuẩn thuận một kế hoạch tổng thể mới để phòng thủ trước bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào của Nga trên nhiều mặt trận.

Động thái này tái khẳng định mục tiêu cốt lõi của liên minh là ngăn chặn Moscow bất chấp sự tập trung ngày càng tăng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Chiến lược bí mật nhằm chuẩn bị cho bất kỳ cuộc tấn công đồng thời nào ở khu vực Baltic và Biển Đen có thể bao gồm vũ khí hạt nhân, tấn công mạng máy tính và các cuộc tấn công từ không gian.

"Chúng tôi nhận ra một mối đe dọa ở thế kỷ 21 nhiều hơn cùng với cách đối phó với nó” - Bộ trưởng Quốc phòng Anh - Ben Wallace nói với các phóng viên hôm 21-10.

Các quan chức nhấn mạnh rằng họ không tin có bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga sắp xảy ra. Moscow trong khi đó phủ nhận mọi ý định gây hấn và nói rằng chính NATO mới là bên gây bất ổn cho châu Âu với những sự chuẩn bị như vậy.

Nhưng các nhà ngoại giao cho rằng: "Khái niệm răn đe và phòng thủ ở khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương và kế hoạch triển khai chiến lược của nó là cần thiết khi Nga phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến và triển khai quân đội và thiết bị gần biên giới của các nước thành viên hơn”.

"Đây là cách để răn đe" - Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nói về kế hoạch này.

Bà nói với đài phát thanh Deutschlandfunk của Đức: “Và điều này đang được điều chỉnh cho phù hợp với hành vi hiện tại của Nga khi chúng tôi đang chứng kiến ​​những vi phạm đặc biệt đối với không gian trên không ở các nước Baltic, cũng như các cuộc xâm nhập trên Biển Đen”.

Căng thẳng Nga - NATO đang gia tăng từng ngày - Ảnh: AAP

Một quan chức Mỹ cho biết, việc phê duyệt sẽ cho phép thiết lập các kế hoạch khu vực chi tiết hơn vào cuối năm 2022, cho phép NATO quyết định loại vũ khí bổ sung nào họ cần và cách bố trí lực lượng của mình.

Vào tháng 5, Nga đã điều khoảng 100.000 quân đến sát biên giới với Ukraine, con số cao nhất kể từ khi Moscow sáp nhập bán Crimea vào năm 2014, các quan chức phương Tây cho biết.

Vào tháng 9, Nga đã sử dụng các robot chiến đấu mới trong các cuộc tập trận quân sự lớn với đồng minh Liên Xô cũ là Belarus khiến các nước thành viên NATO ở khu vực Baltic lo ngại.

Nga hiện đang cho nâng cấp hoặc thay thế các hệ thống vũ trụ quân sự của Liên Xô cũ để đạt được khả năng tấn công vệ tinh trên quỹ đạo, phát triển các công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo để phá vỡ hệ thống chỉ huy của các nước thành viên NATO. Moscow cũng đang phát triển các loại "siêu vũ khí".

Được công bố vào năm 2018, chúng bao gồm các tên lửa hành trình siêu thanh có khả năng hạt nhân có thể né tránh các hệ thống cảnh báo sớm.

Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges, người chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ ở châu Âu từ năm 2014 đến năm 2017, cho biết ông hy vọng kế hoạch này sẽ thúc đẩy sự gắn kết hơn trong phòng thủ tập thể của NATO, đồng nghĩa với việc cung cấp nhiều nguồn lực hơn cho khu vực Biển Đen.

Hodges nói với Reuters: “Đối với tôi, đây là điểm nóng có khả năng xảy ra hơn Baltic, đồng thời lưu ý rằng ngày càng ít các đồng minh lớn như Anh và Pháp hiện diện mạnh mẽ ở Biển Đen trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang tập trung nhiều hơn vào xung đột ở Syria.

Jamie Shea, một cựu quan chức cấp cao của NATO hiện đang làm việc tại tổ chức tư vấn Những người bạn của châu Âu ở Brussels, cho biết kế hoạch này cũng có thể giúp củng cố sự tập trung vào Nga vào thời điểm các thành viên lớn trong khối NATO đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của họ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để chống lại sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.

Shea nói: "Cho đến nay, giả định rằng Nga là một mối phiền toái nhưng không phải là một mối đe dọa sắp xảy ra. Nhưng người Nga đang làm một số điều đáng lo ngại. Họ đang luyện tập với người máy, và tên lửa hành trình siêu thanh có thể gây rắc rối" - Shea nói.

Căng thẳng gia tăng: Nga đình chỉ phái bộ tại NATO
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang