(CAO) Mỹ tự hào với siêu bom GBU-43/B (MOAB) hay còn được biết với tên thông dụng "Mẹ của các loại bom" (Mother Of All Bombs) thì Nga cũng đang nắm trong tay một loại bom khủng khiếp không kém.
Hôm 13-4, chính phủ Mỹ đã công bố đoạn clip về sức hủy diệt của GBU-43/B, khi quân đội nước này lần đầu thả xuống vùng Nangarhar của Afghanistan. Vụ nổ gây ra một cột nấm lửa, tiêu diệt được 36 tay súng IS và phá hủy nhiều đoạn công sự, hầm trú ẩn của tổ chức khủng bố này.
Hai "siêu
bom" - MOAB của Mỹ (ảnh trên) và FOAB của Nga
Do giới hạn không được phép phát triển vũ khí hạt nhân nên các siêu cường luôn nghĩ tới việc phát minh ra một loại bom có sức công phá lớn nhưng không vi phạm các điều khoản quốc tế về vũ khí sát thương. Khi Mỹ vừa đem vào sử dụng siêu bom MOAB, người ta lập tức so sánh nó với "Cha của tất cả các quả bom" - (FOAB), được Nga phát triển vào năm 2007.
Với trọng lượng hơn 7,1 tấn nhưng FOAB có sức công phá trong bán kính khoảng 300 m (GBU-43/B chỉ là 137 m nhưng trọng lượng lên tới 8,2 tấn) và sức mạnh tương đương 44 tấn thuốc nổ TNT, gấp 4 lần sức mạnh của loại bom GBU-43/B của Mỹ.
FOAB được thả từ máy bay ném bom của Nga
FOAB phát nổ giữa không khí, kết hợp với khí oxy để mở rộng bán kính nổ khi nó bay hơi mục tiêu và làm sụp đổ gần như toàn bộ cấu trúc hạ tầng trong phạm vi hủy diệt của mình. Đó là chưa kể nó còn tạo ra một "khu vực chân không" kéo các vật thể về phía trung tâm của vụ nổ. Hậu quả, của vụ nổ khiến vùng đất chịu đựng sức công phá bị cháy xém, trở thành một màu bạc tương tự như "đất trên mặt trăng".
Theo ông Alexander Rukshin, phó giám đốc của lực lượng vũ trang Nga cho biết: "Hiệu quả và khả năng của nó là gần tương đương với vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng vũ khí này không gây tổn hại hoặc ô nhiễm môi trường như vũ khí hạt nhân".
Sức công phá của FOAB được đánh giá mạnh gấp 4 lần sức mạnh bom GBU-43/B của Mỹ
Bộ Quốc phòng Nga cho rằng FOAB không vi phạm với bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào. Đồng thời khẳng định nó không phải là sự khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ trang mới. Một điều may mắn là gần như Nga chưa khi nào cần sử dụng nó trên chiến trường, trong cả các cuộc chiến gần đây với các lực lượng khủng bố.
Clip thể hiện sức công phá của "siêu bom" (FOAB), được Nga phát triển vào năm 2007: