Doanh nghiệp Hong Kong kẹt giữa người biểu tình và Bắc Kinh

Thứ Tư, 03/07/2019 22:30  | Anh Duy

|

​(CAO) Cảnh tượng đám đông người biểu tình hôm 1-7 xông vào trụ sở cơ quan lập pháp của đặc khu Hong Kong, trút giận lên đồ đạc bên trong, vẽ graffiti tràn ngập các bức tường để phản đối dự luật dẫn độ đã gửi đến cho cộng đồng kinh doanh ở đây mối lo ngại lớn.

Người Hong Kong từ phong trào “Dù vàng” năm 2014 đến các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ gần đây đều thể hiện sự ôn hoà trong việc thể hiện sự bất mãn của mình đối với chính quyền đặc khu. Họ biểu tình thành hàng ngay ngắn, biết dạt sang hai bên chừa đường cho xe cứu thương đi qua, hay thu dọn rác sau các đợt biểu tình.

Tuy nhiên cảnh tượng hỗn loạn, đập phá, biến một cuộc biểu tình ôn hoà thành bạo động vừa qua khiến các doanh nghiệp và giới kinh doanh tại Hong Kong lo ngại về tác động đến vị thế của đặc khu này với tư cách là một cửa ngõ tài chính lớn của Thế giới.

Cảnh tượng khói bốc lên cao trên nền trời, cảnh sát xịt hơi cay giải tán đám đông ở Hong Kong đã quá sức chịu đựng. Hong Kong là nơi đặt đại bản doanh của nhiều công ty có quy mô lớn nhất toàn cầu, bao gồm ngân hàng quốc tế HSBC.

Sự giá tăng tình trạng bất ổn khiến nhiều doanh nghiệp đánh tiếng chuyển sang một trung tâm tài chính toàn cầu khác để hoạt động như Singapore.

Reuters hôm 3-7 dẫn lời Yumi Yung, 35 tuổi cho biết: “Một số công ty có mong muốn rời khỏi Hong Kong hay ít nhất là không còn đặt trụ sở tại đây”.

Người biểu tình tại Hong Kong - Ảnh: Reuters

Theo thống kê hiện nay có khoàng 1500 công ty đa quốc gia đóng đô tại Hong Kong vì tin tưởng sự ổn định của hệ thống luật pháp nơi đây. Thế nhưng làn sóng biểu tình biến thành bạo động đã gửi đi 1 hình ảnh xấu.

Các doanh nghiệp hiện nay đang bị kẹt giữa hai “gọng kìm”. Một là dù Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc họ can thiệp vào nền chính trị đặc thù của đặc khu, tuân thủ theo mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” đã ký với Anh khi nhận lại Hong Kong vào năm 1997, thế nhưng thời gian qua Bắc Kinh thể hiện rõ các bước đi tăng cường ảnh hưởng chính trị ở đây.

Đơn cử là năm 2014, phong trào Dù vàng bùng phát khi người dân nơi đây bất mãn trước việc phải bầu đặc khu trưởng từ danh sách các ứng viên được chính quyền Trung Quốc phê duyệt trước. Nay lại đến dự luật dẫn độ khiến họ có nguy cơ bị đưa sang Đại lục xét xử trong một nền tư pháp khác biệt nếu phạm tội.

Hai là người biểu tình không tin tưởng chính quyền đặc khu do bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đứng đầu. Bản thân bà Nga trong mắt người Hong Kong được cho là quá thân Bắc Kinh. Bản thân bà được bầu lên cũng bị cho là không chính danh vì bà có tên trong danh sách ứng viên bầu cử đã được Bắc Kinh phê duyệt từ trước.

Biểu tình biến thành bạo động đe doạ vị thế trung tâm tài chính của Hong Kong - Ảnh: Reuters

Mâu thuẫn đó khiến các doanh nghiệp đứng giữa hai gọng kìm. Dù bà Nga tuyên bố ngừng thảo luận vô thời hạn dự luật dẫn độ nhưng bà không tuyên bố rút hẳn dự luật này. Người Hong Kong xuống đường với yêu sách chừng nào rút hẳn mới thôi.

Reuters dẫn lời 1 người đứng đầu quản lý một quỹ tự bảo hiểm rủi ro, 44 tuổi cho biết: “Nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng, tôi sẽ cân nhắc đến việc rời khỏi đây. Tôi chỉ thuê có 4 đến 5 người ở Hong Kong nên tôi có thể cân nhắc rời khỏi đây”.

Bình luận (0)

Lên đầu trang