(CAO) Hôm 23-3, Reuters đưa tin các nước Phương Tây đã đồng loạt áp lệnh trừng phạt Trung Quốc với cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền đối với sắc dân người Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương.
Bắc Kinh sau đó đã ngay lập tức đáp trả Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Anh và Canada bằng các lệnh trừng phạt nhắm vào các nhà lập pháp, nhà ngoại giao đồng thời cấm các doanh nghiệp của Phương Tây làm ăn với Trung Quốc.
Đây được xem là hành động phối hợp đầu tiên của Phương Tây chống lại Bắc Kinh dưới thời tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Các chính phủ Phương Tây đang tìm cách buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở tây bắc Trung Quốc.
Trung Quốc phủ nhận mọi cáo buộc lạm dụng.
Nỗ lực phối hợp dường như đã sớm đạt được kết quả trong một nỗ lực ngoại giao phối hợp của Mỹ nhằm đối đầu với Trung Quốc trong liên minh với các đồng minh, yếu tố cốt lõi trong chính sách chống Trung Quốc vẫn đang được kiện toàn của Biden.
Các công nhân đi qua một cơ sở được cho là nơi Trung Quốc giam giữ những người thuộc sắc dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương - Ảnh: Reuters
Các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết họ đang tiếp xúc hàng ngày với các chính phủ ở Châu Âu để bàn về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Canada cho biết: “Việc đưa ra bằng chứng chỉ ra những vi phạm nhân quyền có hệ thống, do nhà nước đứng đầu bởi chính quyền Trung Quốc”.
Các nhà hoạt động và các chuyên gia về nhân quyền của Liên Hợp Quốc cho biết ít nhất 1 triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ trong các trại ở Tân Cương. Các nhà hoạt động và một số chính trị gia phương Tây cáo buộc Trung Quốc sử dụng hình thức tra tấn, cưỡng bức lao động và triệt sản.
Trung Quốc trong khi đó cho biết các trại của họ cung cấp đào tạo nghề và là hành động cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Liên minh châu Âu là tổ chức đầu tiên áp đặt các biện pháp trừng phạt vào hôm 22-3 đối với 4 quan chức Trung Quốc, bao gồm một giám đốc an ninh hàng đầu và một tổ chức, một quyết định sau đó được Anh và Canada noi theo.