Theo đó, CATP sẽ chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức các chốt trực cố định tại các bến tàu, bến xe liên tỉnh, các chốt trực lưu động tại các tuyến đường cửa ngõ ra vào thủ đô để kiểm soát toàn bộ lưu lượng phương tiện vận tải hành khách.
22 chốt dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động từ 0 giờ ngày 14-7 tại các cửa ngõ lớn ra vào thủ đô. Thời gian hoạt động 24/24h, chia thành 4 ca trực.
Cụ thể:
Từ tỉnh Hà Nam về Hà Nội tuyến QL1A, 1B sẽ qua Chốt 1: Đê Bát Tràng - gầm cầu vượt Thanh Trì, huyện Gia Lâm;
Chốt 2: các tuyến từ Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Km188 ), huyện Thanh Trì;
Chốt 3: Quốc lộ 21B – ngã 3 chợ Dầu, huyện Ứng Hòa; Từ tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang về Hà Nội theo tuyến QL5, cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn sẽ qua;
Chốt 4: QL5 (cây xăng Vĩnh An , số 1051 Nguyễn Đức Thuận, Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm;
Chốt 5: từ cầu Phù Đổng – cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, huyện Gia Lâm;
Chốt 6: Đê Bát Tràng - gầm cầu vượt Thanh Trì, huyện Gia Lâm;
Chốt 7: gầm cầu Thanh Trì - lối đi Ecopark, quận Long Biên;
Chốt 8: Nút giao QL5B - Cổ Linh, quận Long Biên;
Chốt 9: đường Đặng Phúc Thông, Gia Lâm (trước cơ sở đăng ký xe số 3 - Phòng PC08);
Chốt 10: Km 8+100 QL18 – lối xuống đường Võ Nguyên Giáp, huyện Sóc Sơn;
Chốt 11: QL18 – lối xuống đường Võ Văn Kiệt, Sóc Sơn.
Lực lượng Công an kiểm tra chặt chẽ các xe ô tô khi
vào thành phố Hà Nội
Từ tỉnh Hoà Bình về Hà Nội qua Chốt 12: Km 422 + 057 đường Hồ Chí Minh, thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ;
Chốt 13: Chốt kiểm dịch huyện Chương Mỹ;
Chốt 14: đường Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - cao tốc Hà Nội - Hòa Bình, huyện Thạch Thất;
Từ tỉnh Phú Thọ về Hà Nội qua Chốt 15: đầu cầu Đồng Quang – đường 87A, huyện Ba Vì;
Chốt 16: đầu cầu Văn Lang - QL32, huyện Ba Vì;
Chốt 17: đầu cầu Trung Hà - QL32 , huyện Ba Vì;
Từ Vĩnh Phúc về Hà Nội qua Chốt 18: đầu cầu Vĩnh Thịnh – QL32, thị xã Sơn Tây;
Chốt 19: Trạm soát vé BOT QL2, huyện Sóc Sơn;
Chốt 20: QL2 – đầu vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai, huyện Sóc Sơn;
Chốt 21: đường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh nối QL2 (đường 100);
Chốt 22: QL3 – ngã ba Ni, huyện Sóc Sơn.
Theo kế hoạch, ngành chức năng sẽ tiến hành chốt trực 24/24, mỗi chốt gồm các lực lượng Công an (CSGT, CSCĐ), TTGT, cán bộ y tế, dân phòng của các quận, huyện, thị xã. Công an thành phố sẽ chia làm 4 ca trực và chịu trách nhiệm dựng lều, bạt và các phương tiện phục vụ như bàn ghế, nước uống tại các chốt trực.
Mỗi chốt có tổng số 11 cán bộ, gồm các lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, cán bộ y tế, cán bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô và cán bộ các quận, huyện.
Nhiệm vụ các chốt là kiểm soát phương tiện vận tải, ô tô cá nhân vào thành phố. Riêng đối với các tỉnh giáp ranh có dịch phải kiểm soát cả xe máy, bảo đảm ANTT, hướng dẫn, phân luồng giao thông.
Cán bộ trực sẽ dừng xe, đo thân nhiệt, yêu cầu người trên xe khai báo y tế, kiểm tra việc chấp hành quy định phòng chống dịch Covid -19, đặc biệt đối với người trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng như xe khách liên tỉnh, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch và các xe tuyến cố định.
Đồng thời, nhắc nhở, khuyến cáo việc chấp hành các quy định phòng chống dịch, có thể xét nghiệm nhanh Covid-19 trong trường hợp nghi ngờ.
Bên cạnh đó, khử trùng trong trường hợp cần thiết - do cán bộ y tế quyết định; kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm, chủ động sàng lọc toàn bộ người từ các tỉnh, thành phố khác trở về Hà Nội.
Đối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng đường bộ từ 14 tỉnh, thành phố có dịch bệnh gồm TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hoà, Phú Yên, Đăk Lăk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Nam, lực lượng chốt trực sẽ yêu cầu quay đầu, không được di chuyển vào Hà Nội, trừ các trường hợp xe hợp đồng chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất, trường hợp công dân hết cách ly tại các tỉnh về Hà Nội nhưng phải có quyết định kết thúc cách ly.
Trường hợp không có quyết định phải đưa về trụ sở chính quyền gần nhất để xác minh, làm rõ.