Điểm chuẩn dự kiến của 22 trường Đại học. Chi tiết Xem tại đây
23. Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng vừa công bố xét tuyển 3.600 chỉ tiêu ĐH, CĐ chính quy năm 2015 và điều kiện tuyển sinh.
Ở bậc đại học: Học viện dành 10% chỉ tiêu đối với thí sinh tuyển thẳng hàng năm (300CT). Với thí sinh là học sinh các trường phổ thông trung học chuyên quốc gia (một trong các môn toán, tin học, vật lý, hoá học, tiếng Anh) có kết quả điểm các môn học thuộc nhóm tổ hợp các môn xét tuyển (của Học viện Ngân hàng) trong 3 năm phổ thông trung học đạt từ 7,0 điểm trở lên được xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp của Học viện Ngân hàng.
Bậc cao đẳng: Học viện Ngân hàng dành 10% chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của bậc cao đẳng (60 CT) để xét tuyển thẳng cho các thí sinh quốc tịch Việt Nam đã tốt nghiệp phổ thông trung học có điểm trung bình chung từng năm của ba năm phổ thông trung học đạt từ 6,5 điểm trở lên.
24. Trường Đại học Duy Tân
Trường thực hiện 2 phương thức xét tuyển: 1) Xét kết quả kỳ thi THPT Quốc gia do các trường Đại học chủ trì, ở tất cả các ngành đào tạo của trường. 2) Xét kết quả học tập (Học bạ) bậc THPT cho tất cả các ngành, ngoại trừ ngành Dược sỹ và Bác sĩ đa khoa.
Hồ sơ xét tuyển theo Học bạ THPT gồm: Bản sao học bạ, Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT và mẫu đơn bổ sung hồ sơ xét tuyển tải trên website của trường kèm theo 01 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ, email (nếu có) và số điện thoại của thí sinh.
Hồ sơ xét tuyển theo Kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia gồm: Phiếu đăng ký Xét tuyển, Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi kèm theo 01 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ, email (nếu có) và số điện thoại của thí sinh.
25. Trường Đại học Ngoại thương
Trường Đại học Ngoại thương dự kiến điểm chuẩn có thể sẽ nhích hơn so với năm 2014. Năm nay tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường (ở 3 cơ sở) là 3.450 em.
Năm 2014, điểm chuẩn vào trường Đại học Ngoại thương thấp nhất là 22 điểm, cao nhất là 26 điểm.
26. Đại học Xây dựng
Theo phó hiệu trưởng Đại học Xây dựng cho hay, kết quả điểm thi năng khiếu vào trường khá tốt, điểm cao hơn những năm trước. Do đó, rất có thể trường này sẽ lấy điểm chuẩn cao hơn mọi năm.
Năm 2014, điểm chuẩn vào trường Đại học Xây dựng thấp nhất là 17 điểm, điểm cao nhất là 26 điểm (môn năng khiếu hệ số 1,5).
27. Đại Học Hà Nội
Theo phương án tuyển sinh của trường Đại học Hà Nội, thí sinh có tổng điểm 3 môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ của kỳ thi THPT quốc gia đạt 15 điểm trở lên được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Năm 2014, điểm chuẩn vào trường Đại học Hà Nội thấp nhất là 19 điểm, cao nhất là 28,5 điểm (Ngoại ngữ hệ số 2).
28. Đại học Mỏ - Địa chất
Trong đợt xét tuyển Đại học 2015, trường Đại học Mỏ - Địa chất sẽ có tiêu chí phụ bao gồm cả yếu tố khu vực. Cụ thể, khi các thí sinh cuối cùng của chỉ tiêu tuyển sinh có điểm thi bằng nhau sẽ xét ưu tiên đối tượng theo khu vực và điểm các môn xét tuyển.
Ngoài ra, năm nay trường này cũng mở rộng thêm các khối A1, B, D và tuyển sinh thêm ngành Quản lý đất đai.
Năm 2014, điểm chuẩn vào trường Đại học Mỏ -Địa chất thấp nhất là 10 điểm, cao nhất là 16 điểm.
29. Đại học Công nghiệp TP.HCM
Năm 2015, trường Đại học Công nghiệp TP.HCM thông báo xét tuyển với điều kiện thí sinh có điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên khu vực, điểm ưu tiên diện chính sách) lớn hơn hoặc bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT với chỉ tiêu là 7.200.
Năm 2014, điểm chuẩn vào Đại học Công nghiệp TP.HCM thấp nhất là 14,5 điểm, cao nhất là 20 điểm (Ngoại ngữ hệ số 2).
30. Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM xét tuyển Đại học 2015 theo 2 phương thức: Dựa hoàn toàn vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, trường áp dụng thêm hình thức xét tuyển học bạ (chỉ dành cho các thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2015).
Với tiêu chí xét tuyển theo học bạ, thí sinh phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tốt nghiệp kỳ thi THPT hoặc tương đương. Hạnh kiểm xếp loại khá trở lên ở cả 3 năm học THPT. Tổng điểm trung bình 3 môn của 6 học kỳ THPT (thuộc tổ hợp môn xét tuyển theo từng ngành thí sinh đăng ký) phải đạt 18,00 điểm trở lên.
Năm 2014, điểm chuẩn vào trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thấp nhất là 18 điểm, cao nhất là 19,5 điểm.
31. Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
Năm nay, trường dành 30% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập 6 học kỳ THPT. Với điều kiện thí sinh đỗ tốt nghiệp, tổng điểm bình quân của ba môn (theo 4 tổ hợp môn thi: Toán – Lý – Hóa, Toán - Lý - Anh, Toán – Văn – Anh, Toán – Văn – Địa) phải đạt 18.0 điểm trở lên.
Năm 2014, điểm chuẩn vào Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội thấp nhất là 13 điểm, cao nhất là 17,5 điểm (Ngoại ngữ hệ số 2).
32. Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Nguyễn Tất Thành có phương thức tuyển sinh dựa vào học bạ cho 20 ngành bậc đại học thuộc các khối ngành như: Kinh tế quản trị, khối kỹ thuật công nghệ, khối xã hội nhân văn, khối sức khỏe và khối mỹ thuật ứng dụng.
Trường sẽ xét kết quả điểm tổng kết học bạ 3 năm THPT cho các ngành đào tạo đại học và cao đẳng, ngưỡng điểm tối thiểu xét từ 6.0 trở lên đối với trình độ Đại học và 5.5 đối với trình độ Cao đẳng.
Năm 2014, điểm chuẩn vào trường Đại học Nguyễn Tất Thành thấp nhất là 13 điểm, cao nhất là 16 điểm.
33. Đại học Công nghệ Sài Gòn
Đại học Công nghệ Sài Gòn có đề án tuyển sinh riêng dựa vào kết quả học bạ lớp 12. Công thức tính điểm xét tuyển theo đề án này phức tạp hơn nhiều trường khác, bao gồm cả điểm thi THPT.
Cụ thể: XT = TBTN + (TB1 + TB2 + TB3) + UT_KV + UT_ĐT Trong đó: XT là Điểm xét tuyển; TBTN là điểm trung bình 4 môn thi tốt nghiệp; TB1, TB2, TB3 lần lượt là điểm trung bình cả năm lớp 12 của tổ hợp 3 môn được dùng để xét tuyển; UT_KV, UT_ĐT là điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng (nếu có). Năm nay nhà trường dành 25% tổng chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển này.
Năm 2014, điểm chuẩn vào trường Đại học Công nghệ Sài Gòn thấp nhất là 13 điểm, cao nhất là 16 điểm (Hệ số 2 môn Vẽ).
34. Đại học Trà Vinh
Trường ĐH Trà Vinh vừa công bố phương án tuyển sinh 9 nhóm chuyên ngành với chỉ tiêu 3.750 sinh viên hệ đại học và 1.650 hệ cao đẳng. Đại học Trà Vinh tuyển sinh theo 2 phương thức: Trường xét tuyển căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia do các trường ĐH chủ trì, đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định; Xét tuyển tốt nghiệp THPT và tương đương.
Điểm sơ loại bậc đại học: Điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển (trong tổ hợp môn) ở năm học lớp 12 hoặc ở kỳ thi tốt nghiệp THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức không nhỏ hơn 6,0.
Bậc cao đẳng: Điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển (trong tổ hợp môn) ở cả năm học lớp 12 hoặc ở kỳ thi tốt nghiệp THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức không nhỏ hơn 5,5.
Năm 2014, điểm chuẩn vào Đại học Trà Vinh thấp nhất là 13 điểm, cao nhất là 21,5 điểm.
35. Đại học Bạc Liêu
Đợt xét tuyển Đại học 2015, trường Đại học Bạc Liêu tổ chức xét tuyển theo 2 hình thức lấy điểm từ kỳ thi THPT quốc gia và điểm học tập THPT.
Hình thức xét tuyển từ điểm kỳ thi THPT quốc gia: Trường căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia đối với các thí sinh dự thi tại các cụm thi do trường ĐH chủ trì để xét tuyển (không sử dụng kết quả thi THPT quốc gia do địa phương chủ trì). Thí sinh nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.
Đối với xét tuyển từ điểm học tập THPT: Tổng số điểm trung bình 3 môn tương ứng của tổ hợp môn xét tuyển của 5 học kỳ: lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 đạt từ 18,0 điểm trở lên đối với xét tuyển ĐH và đạt từ 16,5 điểm trở lên đối với xét tuyển CĐ. Thí sinh nộp đơn xét tuyển theo mẫu của Trường ĐH Bạc Liêu.
Với các ngành xét tuyển kết hợp thi tuyển môn năng khiếu: Lấy điểm từ kỳ thi THPT quốc gia đối với các thí sinh dự thi do cụm thi ĐH chủ trì để xét tuyển (không lấy điểm thi THPT quốc gia do địa phương chủ trì); lấy điểm học tập THPT với tổng điểm trung bình chung 2 môn tương ứng của khối xét tuyển của 5 học kỳ lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 đạt từ 11.0 điểm trở lên. Các ngành có thi tuyển là Giáo dục mầm non, thí sinh thi môn năng khiếu (đọc, kể chuyện diễn cảm, hát); môn Giáo dục thể chất thí sinh thi môn năng khiếu TDTT (hình thái, thể lực).
Năm 2014, điểm chuẩn vào Đại học Bạc Liêu thấp nhất là 10 điểm, cao nhất là 14 điểm.
36. Học viện Hành chính quốc gia
Theo ông Nguyễn Thế Tài lãnh đạo Học viện Hành chính quốc gia phía Nam cho biết, chắc chắn ngưỡng điểm năm nay sẽ cao hơn năm ngoái từ 1- 1,5 điểm.
Về điểm chuẩn, Học viện Hành chính quốc gia phía Nam không tổ chức thi tuyển mà xét tuyển dựa vào kết quả thi ĐH. Năm 2014, điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 của khu vực phía Bắc là 18 điểm đối với các khối A, A1, D1 và 19 điểm đối với khối C. Điểm trúng tuyểnnguyện vọng 1 của khu vực phía Nam là 19.5 điểm đối với khối A, A1 và 19 điểm đối với khối C,D1.
37. Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Phương án tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế quốc dân có yêu cầu điểm trúng tuyển vào từng ngành cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ ít nhất 2 điểm.
Năm 2014, điểm chuẩn vào trường Đại học Kinh tế quốc dân thấp nhất là 19 điểm, cao nhất là 24 điểm.