Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Thứ Năm, 05/11/2015 15:22  | Theo TTXVN

|

(CAO) 15 giờ 30 chiều nay, tại Phủ Chủ tịch, lễ đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 5 và 6-11-2015 chính thức diễn ra theo nghi thức Nhà nước.

Sau khi Hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc, hai bên sẽ ký kết một số văn kiện hợp tác,

Theo lịch trình, 17 giờ 30 hôm nay, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ hội kiến với Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. 

Ra đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viện tại sân bay có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Hoàng Bình Quân...

Thành viên chính thức Đoàn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; bà Bành Lệ Viện, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ban nghiên cứu Chính sách Trung ương Vương Hộ Ninh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng Lật Chiến Thư; Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Chính hiệp, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Vương Gia Thụy; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Từ Thiệu Sử; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Cao Hổ Thành; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo công tác tài chính và kinh tế Trung ương Lưu Hạc; Ủy viên Dự khuyết Trung ương, Phó Chánh văn phòng thường trực Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm văn phòng Tổng Bí thư Đinh Tiết Tường; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng; Phó Trưởng Ban Liên lạc và Đối ngoại Trung ương Lưu Hồng Tài; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lưu Chấn Dân và Thứ trưởng Bộ Công an Lý Vĩ.

Tại sân bay Nội Bài, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu cảm tưởng khi tới Việt Nam. Nội dung như sau:

Tôi rất vui mừng sang thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nhân dịp này, tôi xin gửi tới toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam anh em lời thăm hỏi chân thành và lời chúc tốt đẹp.

Năm nay là kỷ niệm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao 65 năm, 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm ngày Quốc khánh, Giải phóng miền Nam 40 năm. Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu nghị núi sông liền một dải, chế độ chính trị giống nhau, con đường phát triển tương đồng, tiền đồ vận mệnh tương quan. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao 65 năm, nội hàm quan hệ Trung-Việt ngày càng phong phú. Bước vào thế kỷ mới, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hai nước không ngừng đi sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp quan trọng vào sự hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.

Tháng 4 năm nay, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi nhất trí củng cố mối tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc với Việt Nam, tăng cường tin cậy chính trị lẫn nhau, thúc đẩy sự hợp tác thiết thực trên các lĩnh vưc, mở rộng giao lưu nhân văn. Hiện nay, những nhận thức chung mà lãnh đạo hai đảng hai nước đã đạt được đang từng bước được thực hiện, quan hệ song phương đang không ngừng phát triển theo hướng xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc và Việt Nam.

Phía Trung Quốc hết sức coi trọng mối tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc với Việt Nam, kiên trì coi quan hệ Trung-Việt từ tầm cao chiến lược và góc độ lâu dài, nguyện cùng với phía Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lươc toàn diện phát triển ổn định, lành mạnh và lâu dài.

Trong chuyến thăm lần này, tôi mong tiếp xúc rộng rãi với nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nhân dân các tầng lớp xã hội Việt Nam, trao đổi sâu rộng về quan hệ hai đảng hai nước và những vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm. Tôi hy vọng thông qua chuyến thăm lần này, củng cố mối tình hữu nghị truyền thống, quy hoạch sự phát triển tương lai, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt lên một tầm cao mới.

Chúc đất nước Việt Nam phồn vinh thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc mạnh khỏe,

Chúc mối tình hữu nghị Trung-Việt mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Với chuyến thăm này, Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; nhất quán coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, thực chất với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi; duy trì hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước; bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, kiểm soát tốt bất đồng, cùng duy trì xu thế hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Chiều nay, tại Phủ chủ tịch, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổ chức lễ đón Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân theo nghi thức cấp Nhà nước.

Lịch trình chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình: 

Sau đây là tóm tắt quá trình công tác của ông Tập Cận Bình:

1969-1975: Thanh niên trí thức, Bí thư Chi bộ tại Đại đội Lương Gia Hà, Công xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

1975-1979: Học chuyên ngành hóa hữu cơ tổng hợp, khoa Hóa, Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

1979-1982: Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện, Văn phòng Quân ủy Trung ương.

1982-1983: Phó Bí thư huyện ủy Chính Định, tỉnh Hà Bắc.

1983-1985: Bí thư huyện ủy Chính Định, tỉnh Hà Bắc, kiêm Chính ủy thứ nhất, Bí thư thứ nhất Đảng ủy Ban Vũ trang, huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc.

1985-1988: Thường vụ Thành ủy, Phó Thị trưởng thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến.

1988-1990: Bí thư Địa ủy Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy phân khu quân sự Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến.

1990-1993: Bí thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại (Chủ tịch Hội đồng nhân dân) thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy phân khu quân sự Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.

1993-1995: Thường vụ tỉnh ủy Phúc Kiến; Bí thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại thành phố Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy phân khu quân sự Phúc Châu.

1995-1996: Phó Bí thư tỉnh ủy Phúc Kiến; Bí thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thứ thứ nhất Đảng ủy phân khu quân sự Phúc Châu.

1996-1999: Phó Bí thư tỉnh ủy Phúc Kiến, Chính ủy thứ nhất Sư đoàn Pháo cao xạ tỉnh Phúc Kiến.

1999-2000: Phó Bí thư tỉnh ủy, quyền tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến, kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban động viên quốc phòng Quân khu Nam Kinh, Chủ nhiệm Ủy ban động viên quốc phòng tỉnh Phúc Kiến.

2000-2002: Phó Bí thư tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Phúc Kiến, kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban động viên quốc phòng Quân khu Nam Kinh, Chủ nhiệm Ủy ban động viên quốc phòng tỉnh Phúc Kiến. (Từ năm 1998-2002, học nghiên cứu sinh tại chức chuyên ngành Lý luận Chủ nghĩa Marx và Giáo dục tư tưởng chính trị tại Học viện Xã hội Nhân văn, Đại học Thanh Hoa và giành được học vị Tiến sỹ Luật).

2002-2003: Phó Bí thư rồi Bí thư tỉnh ủy, quyền Tỉnh trưởng, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy quân sự tỉnh Chiết Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban động viên quốc phòng Quân khu Nam Kinh, Chủ nhiệm Ủy ban động viên quốc phòng Chiết Giang.

2003-2007: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Chiết Giang, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy quân sự tỉnh Chiết Giang.

Tháng 3-10/2007: Bí thư Thành ủy Thượng Hải, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy quân sự thành phố Thượng Hải.

Tháng 10/2003-3/2008: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.

Tháng 3/2008-10/2010: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Tháng 10/2010-11/2012: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự nhà nước.

Tháng 11/2012-3/2013: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự nhà nước.

Tháng 3/2013-1/2014: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự nhà nước.

Từ tháng 1/2014 đến nay: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự nhà nước, Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia.

Ngoài các chức vụ chính thức kể trên, ông Tập Cận Bình còn giữ chức vụ tổ trưởng của sáu tiểu tổ (tương đương Ban Chỉ đạo Trung ương) gồm: Tiểu tổ lãnh đạo đi sâu cải cách toàn diện trung ương, Tiểu tổ lãnh đạo đi sâu cải cách quân đội và quốc phòng; Tiểu tổ lãnh đạo công tác tài chính kinh tế trung ương; Tiểu tổ lãnh đạo an ninh mạng và tin học hóa trung ương; Tiểu tổ lãnh đạo công tác đối ngoại trung ương; Tiểu tổ lãnh đạo công tác Đài Loan.

Ông Tập Cận Bình là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15 (1997-2002); Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 16 (2002-2007); Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17 (2007-2012), khóa 18 (2012-2017).

Bình luận (0)

Lên đầu trang